Phóng sự - Ký sự

Quy hoạch sản xuất vùng ngọt trước nguy cơ bị phá vỡ: Bài 2:​ Hạ tầng thuỷ lợi thiếu và yếu

Hệ thống thuỷ lợi là yếu tố quan trọng trong sản xuất, dù đó là khu vực nuôi hay trồng bất cứ cây, con gì. Thiệt hại lớn trong vụ mùa vừa qua nguyên nhân chính là do thiên tai, tuy nhiên, một phần do chính những hạn chế từ việc xây dựng các công trình thuỷ lợi thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân.

Quy hoạch sản xuất vùng ngọt trước nguy cơ bị phá vỡ: Bài 1:​ Manh mún vùng ngọt

Hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư đồng bộ cùng với tâm lý chuộng tôm hơn lúa đã khiến tình trạng chuyển dịch tự phát của nông dân ở các vùng ngọt hoá xảy ra trong nhiều năm, gây xung đột ngay cả trong bộ phận người dân canh tác cùng khu vực.

Đền Hùng - Khơi mạch đất thiêng

Nhân dân Tân Phú trọn lòng thành kính các vị Vua Hùng, cầu mong quốc thái dân an, nỗ lực sản xuất để phát triển đời sống, xây dựng quê hương.

Hỗ trợ thiệt hại do thiên tai: Vì sao chậm đến tay người dân?

Hạn hán khắc nghiệt, vụ mùa mất trắng, nông dân ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời mỏi mòn chờ tiền hỗ trợ.

Hắt hiu khu tái định cư An Phú

Bên ly trà nấu bằng thứ nước lờ lợ hơi phèn, ông Tám Phú (Trần Quốc Phú, ấp An Phú, xã Khánh An, huyện U Minh) kêu trời: “Có khu khí - điện - đạm ngoài kia, ấp lại tên An Phú, mới nghe tên ai cũng nói đây là đất bình yên, giàu có, nhưng có ai thấu cảnh sống cơ cực của bà con hơn chục năm qua”. 120 hộ khu tái định canh, định cư ấp An Phú đang mòn mỏi mong chờ những tuyến lộ giao thông, nguồn điện, dòng nước sạch để cải thiện cuộc sống, phát triển sản xuất.

Sắt son tình đồng chí, nghĩa đồng bào

Từ Tiền Giang, Bến Tre, Cửu Long, Hậu Giang, Minh Hải, những tiểu đoàn thiện chiến đã tụ họp về để chung vai chiến đấu tại một sư đoàn bộ binh huyền thoại. Những chiến công vang dội, tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của Sư đoàn BB339 đã tô thắm thêm quân kỳ quyết chiến và quyết thắng của vùng đất Chín Rồng.

Chiếc cầu mơ ước

Tết này, nếu đứa bạn của tôi về thăm nhà, chắc hắn ngạc nhiên và mừng lắm. Bởi đường về quê của hắn không còn cảnh luỵ phà. Trên chiếc cầu bắc ngang sông Gành Hào về huyện Đầm Dơi, nhìn thấy rõ chiếc phà “đậu tài” buồn so. Nó biết vừa bị cầu Hoà Trung “khai tử”. Mà cũng đáng! Ngày trước, một phần cũng vì bến phà ngang sông ấy, đứa bạn thân của tôi lỡ làng mối duyên đầu…

Nông dân rừng tràm hớn hở đón xuân

Xe bon bon trên tuyến đường nhựa thẳng tắp, rợp bóng cây xanh. Dạo quanh một vòng từ Co Xáng đến ấp Vồ Dơi (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), khách đi đường dễ dàng bắt gặp không khí lao động sôi nổi của người dân đang tất bật làm cá khô bổi cung cấp cho thị trường Tết sắp tới. Dọc hai bên đường là các quán nhỏ bày bán đa dạng các loại mặt hàng như cá khô bổi, chuối khô, mứt chuối, đặc biệt là mật ong - đặc sản vùng U Minh Hạ.

Điểm nghẽn kinh tế biển Phú Tân: Bài 2: Đừng để “lỡ duyên” tàu – bến

Cửa biển Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, một trong những cửa biển quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh cũng như cả nước. Cửa biển này có tiềm năng tiếp nhận tàu công suất lớn vào neo đậu và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá để trở thành cửa biển sầm uất, nếu được đầu tư đúng mức.

Điểm nghẽn kinh tế biển Phú Tân: Bài 1: Khi biển không còn hào phóng

Hơn chục năm làm nghề lú huế, ông Nguyễn Văn Út, ấp Cái Nước, xã Phú Tân, huyện Phú Tân khao khát vươn khơi, tìm ngư trường mới.

Nặng tình "đất khách"

Ở huyện Thới Bình hiện còn gần 20 giáo viên của Hà Nam Ninh (cũ, bao gồm cả Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay) chi viện về cho Cà Mau, từ thời còn Minh Hải kết nghĩa với Hà Nam Ninh vào đầu những năm của thập niên 80. Họ đã cùng đồng cam cộng khổ với người dân Minh Hải (Cà Mau - Bạc Liêu) trải qua một thời gian dài đầy gian khó trong những năm đầu hoà bình, xây dựng đất nước. Câu chuyện của vợ chồng thầy Cẩn và cô Chung trong số đó là câu chuyện một thời không thể nào quên về sự nghiệp trồng người của Thới Bình nói riêng, Minh Hải nói chung trong những năm tháng đong đầy tình người.

Phân chia "lãnh địa" khai thác: Nóng lên vùng biển Tây

Anh Huỳnh Quốc Nam trên chiếc tàu cá của mình, dàn lô kéo ốc, được cho là bị tàu của ông Lê Thanh Toàn đâm gãy, đã làm lại với chi phí hàng chục triệu đồng. Hiện sự việc vẫn chưa được cơ quan chức năng giải quyết.

Giấc mơ “sổ đỏ”

Ruộng đất chính là sinh mạng của người nông dân. Cách đây 25 năm, dòng người khắp nơi đổ về Lâm trường U Minh 3 (huyện U Minh) để thoả niềm khao khát tìm một miếng đất để sinh kế, cũng là tìm kiếm tương lai cuộc sống của chính mình. Phần lớn họ đều được khoán đất, ít thì 2 ha, nhiều thì 10 ha, trong đó 3 phần làm đất ở và đất sản xuất, còn lại 7 phần trồng rừng. Lâm trường cấp cho mỗi nóc gia cuốn “sổ xanh”, cam kết hợp đồng trong 20 năm là đất của bà con. Khi rừng đến lứa thu hoạch thì chia ra, lâm trường 40%, người dân được 60% (đã tính thuế).

Nghề "hạ bạc"

Phần lớn ngư dân Phú Tân khai thác biển với tàu công suất nhỏ gần bờ, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên.

Lớp học “nhiều U”

Trung uý Sơn Phi Điều hướng dẫn tận tình các học viên trong lớp.

Cô Thu Ba

Ở Tắc Vân, cặp Quốc lộ 1, có quán bún nước lèo lớn và nổi tiếng là ngon hơn 30 năm nay của cô Thu Ba. Quán có đông du khách trong và ngoài nước biết đến. Nhưng ít có ai biết rằng, khởi nghiệp ban đầu của quán bún nước lèo ngon nổi tiếng của Tắc Vân là cái chòi lá bán bánh khọt và chuối nướng.

Rừng đước Viên An

Theo miêu tả của ông Tám Đoàn (Tô Văn Đoàn, cán bộ lão thành của vùng Viên An), xã Viên An cũ ở thời Mỹ - Diệm có 11 ấp, dân cư thưa thớt kéo dài từ Vàm Ông Định đến Đất Mũi ngày nay, gồm cả Viên An Đông và Lâm Hải (huyện Năm Căn). Trong đó, bà con ở thành xóm đông đúc nhất là ở Nhưng Miên, Tắc Biển, Xóm Mới…, còn lại là rừng, là vương quốc của cây đước.

Vợ Hai Luận

Nhà ngay cống Láng Bà, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau nhiều xuồng, ghe ghé lại, đi qua cống vui vui nên chị Muội muốn mua xe bán nước mía cho có chuyện làm, có thêm thu nhập nhưng không có vốn. Chồng chị Muội là dân thợ đờn vọng cổ miệt vườn, sắm được dàn âm thanh nhỏ, chuyên đờn ca dạo phục vụ đám ma, đám cưới trong ruộng. Nguồn kiếm sống chính của vợ chồng và mấy đứa con nhỏ cũng từ dàn âm thanh mi-ni này.

“Mì Hảo !”

Cuối đường Hồ Trung Thành, khu siêu thị TP Cà Mau, có quán mì tươi gia truyền tên là mì Hảo, còn được gọi là quán mì “Siêu Thị”. Quán mì này nhỏ, bình dân, vị trí góc đường cùng, thoạt nhìn không có vẻ gì gọi là hấp dẫn các đại gia và du khách.

Nhà văn Nguyễn Thanh: Viết để trả nợ ân tình

Nhắc đến Nhà văn Nguyễn Thanh (Mười Thanh), rất nhiều người biết anh qua những trang viết, từ báo chí đến văn học hồi thập niên 60 của thế kỷ trước cho đến nay. Cả đời cầm bút, Nguyễn Thanh đã để lại dấu ấn khó quên đối với những ai đã từng đi qua cuộc chiến tranh trên vùng đất Tây Nam Bộ. Vẫn với giọng văn điềm đạm, tả thực một cách dung dị nhưng phản chiếu rõ nét những lát cắt thời gian mà anh bước qua, chứng kiến, trăn trở…