Phóng sự - Ký sự

Ðại tá Võ Hà Ðô: Trọn đời dành cho những trang viết

Cuối tháng Bảy, những người đã kinh qua đời lính, những ai đang hát tiếp khúc quân hành lại bùi ngùi tưởng niệm về một ngày trọng đại: ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.

“Vua bọc” Út Nghĩa

Vợ chồng Út Nghĩa đến xóm đầu lộ Tân Thành lập nghiệp vào năm 1992. Ðây là cái xóm nhộn nhịp công nhân lột tôm cho các nhà máy, xí nghiệp đông lạnh, vui như chợ, có mùi tanh tanh của tôm, mằn mặn của cá biển. Vợ chồng Út Nghĩa mua miếng đất nhỏ bên bờ sông. Chỗ đó là cặp bên bến ghe của xí nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh. Ban ngày là bãi lên xuống hàng hoá, ban đêm là vựa rác bao bì thùng giấy và bọc ni-lông đựng tôm nặng mùi.

Khát vọng Tân Ân

Trọn ngày ở Tân Ân, chúng tôi “hơi choáng” khi được cung cấp sơ lược một số thông tin: 1/3 cư dân tái định cư, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 11%, là xã đạt ít tiêu chí nhất của Ngọc Hiển trong thang đo xây dựng nông thôn mới (7/19 tiêu chí).

Nơi ký ức vọng về

Trời nắng nóng như đổ lửa, tôi khoác chiếc ba lô ngồi lên xe máy phóng về quê đi đám giỗ người chú hy sinh trong kháng chiến, nhân dịp ngày nghỉ ở lại quê chơi vài hôm luôn thể. Vừa đến đầu xóm, gặp ngay thằng Sĩ, con của người cô Út từ dưới bờ vuông bước lên. Thấy tôi từ đằng xa, nó kêu hơi hới. Thấy vẻ mặt nó mừng rỡ làm cho tôi nhớ lại những ngày xưa về quê trong những dịp hè, mới đó mà đã hơn 20 năm rồi.

Ông Dú đá đậu

Cặp bên khuôn viên Chùa Bà, đường Lê Lợi, phường 2, TP Cà Mau có con hẻm nhỏ và ngắn ngủn dẫn xuống bến đò đi qua bên kia kinh Rạch Rập. Trong con hẻm này có xe đá đậu tồn tại đã hơn 45 năm nay. Và gần như tất cả những ai từng sống, trải qua tuổi thơ ở thị xã Cà Mau xưa, TP Cà Mau nay đều biết đến xe đá đậu này.

Ðam mê nghề báo như anh Út Nhỏ

“Leo lên đây à, chuyện này làm được mà”, vừa dứt lời, đôi chân anh thoăn thoắt trèo lên trụ ăng-ten của Ðài Truyền thanh huyện Ðầm Dơi. Chưa đầy 3 phút sau, anh đã vắt vẻo trên độ cao gần 20 m.

Chạnh lòng "xóm bão"

Bé Đỗ Bích Trâm (5 tuổi) khóc ré lên khi thấy mấy anh cán bộ đến nhà. Chị Nguyễn Thị Huyền, mẹ bé, bồng con vào lòng vỗ về an ủi với ánh mắt ẩn chứa mối nghi ngại. Anh cán bộ xã xua tay như phân bua: “Không có chuyện gì đâu, mấy anh chị nhà báo nghe nói gia cảnh khó khăn ghé thăm thực hư ra sao. Tui giới thiệu mà!”.

Hành trình của những bức ký hoạ

Ít ai biết rằng, ông là bạn học của Hoạ sĩ Đặng Ái Việt, nữ hoạ sĩ ký hoạ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam hiện nay ở lớp mỹ thuật của R (Trung ương Cục miền Nam). Ông cũng là một trong số ít những người được gọi là nhà báo, nhưng thành tựu lớn lại nằm ở gia sản ký hoạ hàng trăm bức. Ông là Nhà báo Nguyễn Hiệp, người mà qua đôi nét phác thảo có lẽ sẽ không đủ để kể hết về hành trình làm nghề báo, về hành trình của những bức ký hoạ mà ông đã dành cả tuổi thanh xuân, bất chấp mạng sống để hoàn thành.

Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp: Chặng đường đi không tính bằng cây số

Trong cái nóng đỉnh điểm cuối mùa, chú Sáu Sơn vừa nói vừa cười hồn hậu: “Siết lên để còn về mần ruộng nghen mấy em”. Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (tên thường gọi là Sáu Sơn) vẫn cặm cụi trên hành trình của mình: Hành trình của nhà báo có gốc gác nông dân. Một người chưa bao giờ tự nhận mình có điều gì đáng để nói. Sống với đời, với người một cách kiên trì, nhân hậu.

Ân nghĩa Châu Thành

Hôm ông Hai Cua (Nguyễn Văn Hai, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Châu Thành) nhắn: “Năm nay anh em họp mặt, làm ở xã An Phúc, Ðông Hải, Bạc Liêu, anh em về dự cùng cho vui”, chúng tôi chưng hửng. Trong đầu cứ thắc mắc, sao họp mặt kỷ niệm một huyện của Cà Mau lại về tuốt Bạc Liêu. Nhưng té ra, An Phúc có xa xôi gì đâu. Tắc Vân chạy xe lên tới chừng mười phút. Chúng tôi đến, nhiều gương mặt lạ hơn quen. Ông Hai dẫn vào rồi cười nói: “Anh em giờ đa phần là nông dân, ở nhà suốt có đi đâu mà gặp”.

Bám biển làm giàu

13 tuổi theo cha ra biển, chỉ để... đi chơi cho biết, lần đầu lênh đênh trên sóng, cũng như bao nhiêu người, bé Trang mệt vật vả. Nhất là mỗi khi mẻ lưới được kéo lên, mùi cá tanh nồng, khiến Trang chỉ có nằm mà... nôn ói. Không ngờ, biển cả mênh mông, nơi mà người đời nghĩ rằng chỉ dành cho trai tráng, 19 năm qua đã trở thành ngôi nhà cho chị cư ngụ, là môi trường chị mưu sinh.

Vợ chồng “phù thủy”

Đám nhóm họ bên bờ sông Cái Tàu, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, gia đình giới thiệu có mời 2 vị khách và cũng là 2 người bạn rất “đặc biệt” từ TP Cà Mau về giúp vui. Sau lời giới thiệu của gia đình, từ trong đám đông, người đàn ông và người đàn bà ăn mặc có phần hơi “hổng giống ai” bước đến chỗ dàn nhạc. Cả hai đều đứng tuổi.

“Ðâu khó, có… Ba Bay”

Tin chiến thắng loan đi rất nhanh làm nức lòng mọi người: Bứt rút Phân Chi khu Cái Nước. Xã Tân Hưng Ðông hoàn toàn được giải phóng. Người dân các nơi kéo đến rất đông để xem mặt Ba Bay, Bí thư Xã uỷ Tân Hưng Ðông, người chỉ huy trận đánh.

Giữ đạo nghề mở khoá

Nghề mở khoá, sửa khoá tưởng an nhàn nhưng hoá ra lắm thị phi và cám dỗ. Chỉ cần một thoáng nhận định sai lầm hay loá mắt vì tiền là người thợ mở khoá sẽ bị kẻ xấu lợi dụng tiếp tay làm điều trái đạo. Do đó, ngoài cái tâm trong sáng, người thợ mở khoá còn phải luyện con mắt tinh tường để phân biệt người ngay, kẻ gian.

Bà mụ Tư Mãnh

Cô Tư Mãnh đảm nhiệm công việc Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi khóm 8, phường 8, TP Cà Mau vào cuối năm 2009. Vào thời điểm ấy, chi hội có 5 tổ hội, 70 hội viên, quỹ hoạt động gần như không có gì, người cao tuổi ở khóm chưa vào tổ chức hội chiếm hơn 50%; 2 chi hội phó và 5 tổ trưởng nhìn bà chi hội trưởng già “cóp thùng thiếc” như mình, lắc đầu ngao ngán. Thế nhưng, cô Tư Mãnh mau chóng cho mọi người thấy trí tuệ không già.

Cây bút Mỹ Hồng: Lặng lẽ góp mật cho đời

Tháng 12/2014, chị vừa hợp tác với Ðài Truyền hình TP Hồ Chí Minh thực hiện 30 tập phim về đề tài truyện dân gian. Ðó là động lực làm cho chị khoẻ khoắn và say sưa viết.

Hai tấm lòng họ đạo

Tấm lòng của Hiệp, Hiền, phòng khám đã làm cho Phòng khám Tây y và điều trị Nội tổng quát của Thánh thất Cao Ðài ở phường 5, TP Cà Mau trở thành địa chỉ “hot” của bà con nghèo và đánh thức trái tim nhân ái của nhiều người.

Người đàn bà cỡi sóng

Dù đã quen biết nhưng cũng vài lần lỡ hẹn tôi mới gặp lại được bà vào đầu năm mới 2015. Bà tên là Nguyễn Thị Lan, nhưng dân miền biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời thường gọi bà là Tôn Lan. Từ lâu cái tên Tôn Lan đã “đóng đinh” trên khắp vùng biển Tây Nam với bóng dáng của một phụ nữ luống tuổi làm thuyền trưởng đi biển. Trên tàu của bà thường xuyên có từ 10-15 thuyền viên là nữ, tuổi đời từ 18-35 và mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau.

Người đặc biệt

Tình cờ tôi gặp ông vào một buổi trưa, sau khi tan sở, trên đường về nhà. Ông lặng lẽ, lúi húi đổ nhựa đường nóng từ bao tải ra vá các ổ gà trên đường Nguyễn Trãi, phường 9, đối diện Trường Chính trị tỉnh Cà Mau. Loại nhựa ông vá đường hiện đang rất thông dụng. Ông trạc lục tuần, người thấp đậm, lưng hơi gù. Tôi thoáng nghĩ, chắc nhà ông gần đó và ông sửa đường để mình tiện đi lại. Thoáng qua, ông mất hút như bao người vô tình gặp.

Cái Tết đầu tiên...

Từ khi trở về từ Bệnh viện Quân y 7B, Ðồng Nai, anh Thanh mặt vui khác lạ. Sáng nào người ta cũng thấy anh ngồi trên cái giường trước cửa uống trà, trò chuyện vui vẻ với mọi người, hoặc nhìn ra khu chợ xã Tân Thành mà cười chúm chím. Phần đông người ta vẫn nghĩ anh vui vì vừa trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, chỉ có những bạn trà của anh mới hiểu hết được sự tình.