Phóng sự - Ký sự
Một lòng theo Ðảng
“Phải chi con mẹ còn sống, hôm nay con sẽ cùng mẹ đón mừng kỷ niệm 71 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Và để hạnh phúc, tự hào cùng mẹ trong ngày được Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình cài lên ngực áo chiếc Huy hiệu 70 năm tuổi Ðảng. Khi ấy mẹ sung sướng lắm! Nhưng đó chỉ là trong tâm tưởng…”, giọng vẫn khoẻ, mặc dù nay mẹ đã 97 tuổi.
Nhà báo thích… nuôi tôm
Một lần rất tình cờ, tôi liên hệ công tác tại cơ quan Cựu chiến binh huyện Năm Căn thì được gặp ông Năm Nhân (Trần Chí Nhân). Ít ai biết, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Khóm 5, thị trấn Năm Căn này là một nhà báo cách mạng lão thành. Khi nghỉ viết báo, ông bắt đầu “sự nghiệp” nuôi tôm.
Xoá mù chữ khi tóc đã hoa râm
Tuần 3 buổi (thứ Hai, Tư, Sáu), từ 17-18 giờ 30 phút, Trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp Gò Công (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) lại vang lên tiếng đánh vần ê, a của những học sinh mà hơn nửa đời người họ mới bắt đầu cầm viết, đánh vần, tập đọc.
Như sức đước vươn lên
Tánh Mười Dũng (Cao Thanh Dũng) ít nói, hễ nói được là ông làm được. Từng là bộ đội diệt tàu trong đội hình Ðoàn 962, sau đó là cán bộ lãnh đạo xã Hàng Vịnh, Mười Dũng về làm doanh nghiệp với tâm niệm, mình có điều kiện mới giúp được mọi người, giúp được quê hương. Ông lui về làm kinh tế cũng vì một nỗi niềm khác, để những cán bộ trẻ, có trình độ, có năng lực hơn tiếp tục gánh vác trọng trách mà Ðảng, Nhân dân giao phó.
“Bò ơi, về đi…...!”
Ở Cà Mau, nói tới cỏ ngựa thì gần như ai cũng biết, chúng có hình dạng từa tựa cỏ sậy, thân búp, nhiều lông. Lúc đầu chúng mọc thẳng đứng như sậy, nhưng khi dài ra, chúng ngã rạp xuống, chồng lên nhau và chồm lên như ngựa, người ta gọi là cỏ ngựa, hay còn gọi là cỏ lông, cỏ lông tây.
Hợp tác xã Nghêu Đất Mũi hoạt động bất chấp quy định pháp luật
Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc cho biết: "Từ khi đi vào hoạt động đến nay, HTX không có xu hướng phát triển mà ngày càng yếu kém, số lượng xã viên ít dần, hội đồng quản trị từ 13 nay chỉ còn 3 thành viên, ban kiểm soát 3 thành viên đến nay không còn thành viên nào. Hoạt động theo hình thức "trá hình" với danh nghĩa HTX để tự phân chia khu vực ngoài bãi, từng hộ tự quản lý, tự bỏ vốn đầu tư vào sản xuất không theo đúng quy định của Luật HTX".
Lãng phí đầu tư cống thuỷ lợi: Bài 2: Dân khổ vì cống
Với mục tiêu xây dựng hệ thống thuỷ lợi theo từng vùng khép kín, đảm bảo cấp thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, kết hợp với xây dựng giao thông thuỷ, bộ, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, Dự án thuỷ lợi Tiểu vùng II Nam Cà Mau được phê duyệt vào năm 2003 với 3 xã: Lợi An (Trần Văn Thời), Phú Hưng và Thạnh Phú (Cái Nước). Việc thực hiện dự án dở dang trong thời gian 13 năm qua đã gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân trong sản xuất.
"Ðất này còn đó, bạn tôi nằm…"
Cuối tháng Bảy, chú Nguyễn Ðình Sin từ Nghệ An báo tin là cựu chiến binh Ðoàn tàu không số đường Hồ Chí Minh trên biển cùng cựu chiến binh đặc công Hải quân Ðoàn 126 sẽ có chuyến hành hương về Cà Mau. Chú Sin căn dặn trước: “Anh em báo, đài nên theo chuyến này, bởi anh em Nghệ - Tĩnh đã hơn 40 năm mới trở lại vùng đất Cà Mau, một vùng đất đã trở thành máu thịt với người lính biển”.
Lãng phí đầu tư cống thuỷ lợi: Bài 1: Cống thuỷ lợi... bất lợi
Từ năm 2000 đến nay tại Cà Mau, chỉ tính riêng đầu tư cho thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã lên đến 4.770 tỷ đồng. Mặc dù đã được đầu tư quy hoạch nhưng hệ thống thuỷ lợi ở Cà Mau còn rất nhiều yếu kém, không theo kịp so với nhu cầu sản xuất. Do thiếu vốn nên nhiều tiểu vùng chưa được đầu tư hoàn chỉnh dẫn đến tình trạng “cống xây xong đã lâu nhưng chưa một lần được đóng”.
"Vua cá" ở Tân Thành
Cuối năm 1984, Hai Hà 22 tuổi, anh được gia đình cho ra ở riêng, ông già chia cho 5 công đất nạc mần ruộng rất trúng ở xóm Cả Kiến. Nhưng Hai Hà không lấy đất, anh chỉ lấy vài chục giạ lúa, dẫn vợ và hai con nhỏ vô sâu trong ngã tư kinh Ông Ðổng, sang lại 5 công đất như cho không ở giữa cái lung năn không có lấy một cái nhà, dân xóm đều nói Hai Hà “khùng”.
Bạc bẽo phận giữ rừng: Bài 2: Nhiều bất cập trong ăn chia sản lượng khai thác
Gia đình bà Quách Kim Ái về ấp Mai Hoa nhận khoán đất rừng từ những năm 1990. Sau bao năm nỗ lực giữ rừng, 10,5 ha rừng đước của gia đình cũng đến hạn khai thác được gần phân nửa. Tuy nhiên, niềm vui và hy vọng của gia đình bà nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng và bức xúc khi Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I vào thông báo giá trị 4 công rừng của gia đình bà được 14 triệu đồng, sau khi trừ chi phí từ trồng, khảo sát thiết kế kỹ thuật và 30% ăn chia lại cho chủ rừng.
Đề án Tái cơ cấu nền nông nghiệp - Mờ nhạt trong quy hoạch, định hướng: Bài 3: Quyết liệt vào cuộc để tạo bước đột phá
Kinh tế nông nghiệp chiếm đến 36% GDP của toàn tỉnh và dân số sống dựa vào lĩnh vực này lên đến 60%. Ðiều này cho thấy, ngành nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Nhưng vấn đề là làm cách nào để vực dậy và phát huy được những lợi thế này.
Bạc bẽo phận giữ rừng: Bài 1: Đứng ngoài chuyện ăn chia thành quả
Để đến rừng phòng hộ Tam Giang I, từ Vàm Đầm, chiếc vỏ chở chúng tôi điệu đàng cấn sóng, chạy xuyên qua những dãy rừng thưa. Chỉ hơn 20 phút sau chúng tôi đã đứng tại cột mốc “Rừng phòng hộ rất xung yếu”. Lúc cắm, không biết cột mốc này cách biển bao xa nhưng nay nó chỉ còn cách biển khoảng hơn 200 m.
Đề án Tái cơ cấu nền nông nghiệp - Mờ nhạt trong quy hoạch, định hướng: Bài 2: Ngành nông nghiệp có “sức đề kháng” thấp
Từ thực tế nhiều quy hoạch còn quá chậm và thiếu đã gây ra khó khăn không nhỏ cho chính quyền địa phương cũng như người dân trong tổ chức sản xuất. Ðây cũng là một trong những nguyên do khiến nền nông nghiệp hiện nay có “sức đề kháng” khá thấp.
Đề án Tái cơ cấu nền nông nghiệp - Mờ nhạt trong quy hoạch, định hướng: Bài 1: Quy hoạch chậm và dễ bị phá vỡ
Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 1384/QÐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ NN&PTNT cũng như gần 2 năm triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Ðề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có bước đột phá thật sự.
Thảo thơm một tấm lòng
Đã qua đầu giờ chiều, dưới cái nắng gay gắt của mùa khô, ông Tư (Huỳnh Văn Tư) vẫn len lỏi vào đám mía lau để dọn mớ cỏ tạp. Mồ hôi nhễ nhại, ướt đẫm cả người. Ðưa tay quệt ngang những giọt mồ hôi trên trán, ông Tư bảo: “Cỏ mọc nhanh hơn thuốc. Phải mần cho bằng hết, kẻo chúng lấn mấy loại thuốc quý thì tiếc lắm”.
Ðiểm nghẽn du lịch Ðất Mũi: Bài 2: Giàu tiềm năng, thiếu dịch vụ và sản phẩm du lịch
Ðất Mũi từ lâu được xác định là điểm du lịch trọng yếu của tỉnh Cà Mau. Nhiều cuộc làm việc, ý kiến của lãnh đạo các ban, ngành đều thống nhất nhận định tiềm năng phát triển tại đây là vô cùng lớn. Nghịch lý ở chỗ, người ta vẫn chỉ thấy tiềm năng mà không biết bao giờ những điều ấy mới thành hiện thực.
Ðiểm nghẽn du lịch Ðất Mũi: Bài 1: Có đường nhưng chưa... thông
Ðất Mũi từ lâu đã trở thành điểm đến được hầu hết du khách lựa chọn khi về Cà Mau. Ðặc biệt, đường Hồ Chí Minh đưa vào khai thác, nối liền huyết mạch đường bộ từ Cao Bằng tới Mũi Cà Mau đã khiến lượng người đến Ðất Mũi tăng vọt. Tuy nhiên, việc định hình và phát triển du lịch Ðất Mũi vẫn đang tồn tại những khó khăn, bất cập, cần có biện pháp tháo gỡ để Ðất Mũi thực sự vươn tầm, trở thành “miền đất gọi” với bạn bè cả trong và ngoài nước.
“Ấp Thấy Rầu” nay là nông thôn mới
Bí thư Chi bộ Ấp 4 Năm Lọng và Trưởng ấp Hai Phượng dành cho tôi một ngày để cùng đi giáp ấp. Cái ấp từng được coi là một thời có lắm chuyện trời ơi đất hỡi, không có đêm nào mấy anh em công tác ở ấp ngủ được trọn vẹn.
Nhiệm vụ quan trọng là giữ được rừng, ổn định đời sống người dân
Theo quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2006-2015 sẽ hình thành 35 cụm, tuyến dân cư mới trên địa bàn 8 huyện trong tỉnh. Giai đoạn I, từ năm 2006-2010, thực hiện 17 dự án, sắp xếp bố trí dân cư cho khoảng 7.800 hộ, nhu cầu vốn đầu tư 222,4 tỷ đồng. Giai đoạn II, từ năm 2011-2015, thực hiện 18 dự án, sắp xếp bố trí dân cư cho khoảng 6.073 hộ, nhu cầu vốn đầu tư 202,6 tỷ đồng.