Phóng sự - Ký sự

Người nuôi tôm trước những thách thức - Bài cuối: Tìm hướng đi bền vững

(CMO) Người nuôi tôm đang áp dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật để hạn chế nhiễm dư lượng kháng sinh, dùng chế phẩm sinh học giúp nuôi tôm đạt chuẩn để dễ bán, giá cao. Cùng với đó, có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và chính quyền địa phương đưa nghề nuôi tôm đi theo hướng phát triển bền vững, lâu dài.

Người nuôi tôm trước những thách thức

(CMO) Gần đây, nhu cầu về tôm nguyên liệu phục vụ thị trường trong và ngoài nước đang giảm mạnh. Nông dân thâm hụt vốn nặng nề, khiến nhiều hộ nuôi phải thu hẹp diện tích, đành treo ao trong sự tiếc nuối. Ðể từng bước phát triển bền vững ngành hàng tôm, người nuôi không chỉ cần các giải pháp bền vững mà còn mong nhận được sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, cũng như chính quyền địa phương.

Xây dựng chính quyền năng động để phục vụ - Bài cuối: Bắt đầu từ gốc

(CMO) Ðể cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói riêng, hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả phục vụ... nói chung, cần bắt đầu từ gốc rễ của mọi vấn đề. Ðó chính là con người.

Xây dựng chính quyền năng động để phục vụ - Bài 2: Nhiều tồn tại mang tên “chi phí”

(CMO) Chi phí, bao gồm cả “chi phí không chính thức” và “chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước”, là 2 chỉ số thành phần được người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Ðây cũng chính là nhóm chỉ số mà tỉnh bị tụt hạng mạnh và có vị trí xếp hạng rất thấp so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Xây dựng chính quyền năng động để phục vụ - Bài 1: PCI sụt giảm do đâu?

(CMO) Xây dựng hệ thống chính quyền các cấp trách nhiệm, năng động, chủ động đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý điều hành, từ đó thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, đồng hành và phục vụ doanh nghiệp, phục vụ Nhân dân. Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, yếu kém xuất phát từ chính cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan Nhà nước các cấp.

Ông Hai khuyến học

(CMO) Biết ông đã lâu, vậy mà hôm rồi, ông nói, tôi mới giật mình: “Chú sanh năm 1947, tuổi mụ là 77, tuổi Nhà nước 76”. Ở đất Thới Bình này, hầu như ai cũng rành về ông - Phạm Văn Quang, Chủ tịch Hội Khuyến học của huyện. Ði tới đâu, bà con, thầy cô giáo, học sinh đều trìu mến, rôm rả gọi là ông Hai, anh Hai, chú Hai. Không xuất thân từ ngành giáo dục, ấy vậy mà ông đã dành nửa cuộc đời cho công tác khuyến học, khuyến tài. Sắp tới, ông tính: “Làm chừng nào hết nổi thì thôi, còn nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn lắm, mình không tiếp tụi nó, rồi học hành dang dở, tương lai mấy cháu sẽ ra sao”.

Thị trường bất động sản “sáng” theo dự án - Bài cuối: Nguồn cơn "sốt" đất

(CMO) Thực tế, giá đất chỉ tăng cao ở miệng "cò" cùng tiến độ xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị. Nhiều người dân sợ bỏ lỡ cơ hội nên đổ xô mua đất trong và “rìa” dự án với mục đích đầu cơ, khi giá cao bán ra để kiếm lời. Không như dự tính, sau ảnh hưởng dịch bệnh, thời điểm bất động sản (BÐS) trầm lắng hay ngân hàng siết chặt hạn mức tăng trưởng tín dụng (room), không ít người phải bán tháo BÐS để... thoát hiểm.

Thị trường bất động sản “sáng” theo dự án

(CMO) Những năm qua, Cà Mau được chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản (BÐS) ngày càng phát triển. Thế nhưng, khi nắm được thông tin có chủ trương xây dựng dự án hay quy hoạch thì người môi giới liền đổ về đồn thổi thông tin nhằm trục lợi, khiến giá đất trong và gần dự án bị thổi lên cao ngất ngưởng. Người dân cần tỉnh táo, cảnh giác trước những chiêu trò của giới đầu cơ để tránh tiền mất tật mang.

Nhân dân bảo vệ an ninh Tổ quốc - Bài cuối: Dân vận khéo - Kéo giảm tội phạm

(CMO) Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho”. Ðến nay lời dạy của Bác được Phòng Xây dựng Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an tỉnh Cà Mau phát huy hiệu quả trong việc triển khai, nhân rộng nhiều mô hình dân vận khéo tại các địa phương.

Nhân dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(CMO) Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Công an của ta là công an của Nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc", thời gian qua, Công an Cà Mau thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", đã phát huy vai trò làm chủ, sức mạnh của Nhân dân, cùng với lực lượng chức năng phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Kinh tế tập thể nhìn xa để đi đường dài - Bài cuối: Xác lập giá trị cốt lõi, bền vững

(CMO) Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế tập thể nếu không tự mình tạo ra sức đề kháng, cạnh tranh thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Chỉ rõ những điểm vướng của kinh tế tập thể tại Cà Mau, ông Trần Văn Mân, Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Với mỗi tổ hợp tác, HTX, sản phẩm chính là giá trị cốt lõi nhất để tạo ra cái riêng, vị trí của mình trên thị trường. Không có sản phẩm thì không bàn được chuyện khác. Kèm theo đó là khả năng quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ, mô hình sản xuất hiện đại, phương thức quảng bá, phân phối sản phẩm linh động, hiệu quả... Nếu đáp ứng được điều đó rồi thì các tổ hợp tác, HTX phải thiết lập được mối quan hệ tương hỗ với nhau, tạo ra chuỗi liên kết lớn về giá trị, sức mạnh đoàn kết thống nhất để cùng nhau phát triển. Ðó là cái đích xa hơn, lớn hơn mà kinh tế tập thể phải hướng đến”.

Kinh tế tập thể nhìn xa để đi đường dài - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

(CMO) Kinh tế tập thể tại Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Cơ chế, chính sách, nguồn lực và sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước về kinh tế tập thể đã rõ ràng, vấn đề còn lại là quá trình tổ chức thực hiện và hiệu quả thực tế. Tại Cà Mau, những điểm sáng đột phá trong kinh tế tập thể cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

Kinh tế tập thể nhìn xa để đi đường dài

(CMO) Trong bối cảnh hội nhập, đổi mới, Ðảng và Nhà nước ta xác định “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của BCH Trung ương Ðảng khoá XIII “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”). Cùng với xu thế ấy, kinh tế tập thể tại Cà Mau đang có những chuyển biến tích cực, toàn diện cả về nhận thức, tư duy, tổ chức, hiệu quả hoạt động.

Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Khmer - Bài cuối: Vấn đề cấp thiết hiện nay

(CMO) Bảo tồn văn hoá cho đồng bào các dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm được Ðảng và Nhà nước quan tâm. Bảo tồn văn hoá không chỉ góp phần chấn hưng, quảng bá, mà còn tạo nên nét đặc trưng riêng của từng dân tộc. Ðây là vấn đề vừa mang tính thường xuyên, vừa cấp thiết được đặt ra.

Nghề báo - Vất vả nhưng vinh quang

(CMO) Nghề nghiệp nào cũng cần sự dấn thân. Nghề báo cũng thế. Các nhà báo luôn đi đầu trên mọi mặt trận, có mặt trên mọi nẻo đường, âm thầm cống hiến cho sự nghiệp phát triển của quê hương, đất nước.

Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Khmer - Bài 2: Văn hoá - nghệ thuật truyền thống trước nhiều thách thức

(CMO) Bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer được hình thành từ nền văn minh lúa nước; phần lớn đồng bào theo đạo Phật, với các hoạt động tín ngưỡng gắn liền với chùa chiền. Cùng với đó là các loại hình văn hoá, nghệ thuật đậm chất dân tộc, dân gian.

Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Khmer

(CMO) Ðồng bào dân tộc Khmer có bản sắc văn hoá đa dạng và phong phú, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Song, trước mặt trái của nền kinh tế thị trường, cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự giao thoa và du nhập của các nền văn hoá đã làm cho những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khmer có nguy cơ mai một. Ðáng lo ngại là bộ phận người dân, trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên không còn mặn mà với các giá trị truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là rất cần thiết và cấp thiết.

Nhớ chuyến đò xưa

(CMO) Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, dài hơn 7.000 km, chiếm trên 3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Với đặc thù này, đời sống người dân Cà Mau gần như gắn liền với xuồng, ghe, nhất là thời điểm lộ nông thôn chưa phát triển. Trong số các phương tiện thuỷ mưu sinh, có lẽ hình ảnh những chuyến đò chở khách xuôi ngược đã trở thành một phần ký ức đẹp trong tâm trí rất nhiều người dân vùng sông nước Cà Mau.

Tháo nút thắt thu hút đầu tư - Bài cuối: Nhận diện tồn tại và mở lối tương lai

(CMO) Khu Công nghiệp (KCN) Khánh An có tổng diện tích trên 235 ha. Theo con số công bố vào giữa năm 2022, trong hơn 147 ha đất công nghiệp, đã cho thuê 125,32 ha (trong đó diện tích xây dựng nhà máy là 114,92 ha/164,11 ha); diện tích còn lại hơn 49 ha (trong đó đã cấp chủ trương đầu tư cho 7 doanh nghiệp với tổng diện tích 30,99 ha, diện tích còn lại là 15,94 ha tiếp tục mời gọi đầu tư). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ lấp đầy tại đây trên 90%.

Tháo nút thắt thu hút đầu tư - Bài 3: Gian nan “đất sạch”

(CMO) Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo quỹ “đất sạch” là yếu tố quan trọng, tiên quyết, bước đi đầu tiên vững chắc trong thực hiện một dự án, công trình, nhất là gầy dựng được niềm tin để thu hút đầu tư, đặc biệt đối với những công trình trọng điểm, dự án lớn, hứa hẹn tạo bước đột phá.