ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 15:19:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thu - chi ngân sách năm 2024 - Ðảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

Báo Cà Mau Ðể kịp thời thu đúng, thu đủ ngân sách Nhà nước (NSNN), ngành thuế chủ động xây dựng phân bổ dự toán NSNN năm 2024. Theo đó, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN cho các địa phương và tình hình thực tiễn tại tỉnh, HÐND tỉnh đã ra nghị quyết thông qua dự toán ngân sách tỉnh năm 2024 là 5.336 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 5.230 tỷ đồng, tăng trên 500 tỷ đồng so với năm 2023.

Để xây dựng dự toán, ngay từ những tháng cuối năm 2023, Cục Thuế tỉnh Cà Mau căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023, cũng như tình hình kinh tế - xã hội trên đà hồi phục và tăng trưởng ổn định để đánh giá đúng, sát với thực tế khả năng thu, làm cơ sở xây dựng dự toán thu ngân sách năm 2024.

Do tình hình xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nên thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2023 gặp khó. (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, đảm bảo tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn theo quy định pháp luật thuế, phí, lệ phí, thu khác NSNN hiện hành và các văn bản pháp luật, các chính sách thuế có hiệu lực thi hành từ năm 2024.

Ðồng thời, Cục Thuế tỉnh còn tính toán, lượng hoá số thu NSNN từ việc thực hiện các giải pháp thu hồi nợ thuế, thanh tra, kiểm tra, chống chuyển giá, chống gian lận thương mại, quản lý giá tính thuế, kiểm tra, giám sát hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), chống thất thu đối với doanh nghiệp (DN), cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số... theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. Cục Thuế Cà Mau dự kiến đầy đủ nguồn thu do thực hiện kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán Nhà nước, thanh tra và các cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Văn Bé, Phó cục trưởng Cục Thuế, cho biết: “Qua rà soát, năm 2023, khó khăn chủ yếu tác động đến kết quả thu ngân sách chính là do lợi nhuận của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau giảm 66% nên nộp NSNN đạt thấp so dự toán năm. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của các DN trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nên thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh gặp khó. Thực hiện các chính sách giảm, miễn gia hạn nộp thuế làm giảm nguồn thu... Do đó, để xây dựng dự toán sát với thực tế, Cục Thuế chỉ đạo chi cục thuế khu vực rà soát, phân tích, đánh giá khả năng thu và xây dựng dự toán thu NSNN năm 2024. Ðối với các huyện, thành phố, lấy kết quả ước thực hiện năm 2023 để làm cơ sở phân bổ. Dự toán đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng chính sách tác động đến kết quả thu năm 2023 và tiếp tục tác động đến năm 2024; loại trừ những khoản thu lớn mang tính đột biến”.

Theo đó, phân bổ dự toán thu NSNN tỉnh Cà Mau năm 2024 bằng với chỉ tiêu thu NSNN năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội giao cho tỉnh Cà Mau là 5.230 tỷ đồng; với tổng thu trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ tức và lợi nhuận còn lại là 2.700 tỷ đồng.

Ngành thuế đã căn cứ tình hình kinh tế - xã hội trên đà hồi phục và tăng trưởng ổn định để đánh giá đúng, sát với thực tế khả năng thu, làm cơ sở xây dựng dự toán thu ngân sách năm 2024.

Trong đó, dự toán năm 2024 phân bổ cho cấp tỉnh quản lý 4.130 tỷ đồng; cấp huyện quản lý 1.100 tỷ đồng. Cụ thể, TP Cà Mau 530 tỷ đồng, so với số thu năm 2023 tăng 2%; huyện Ðầm Dơi 100 tỷ đồng, giảm 17% so số thu năm 2023; huyện Năm Căn 47 tỷ đồng, tăng 4%; huyện Ngọc Hiển 29 tỷ đồng, tăng 4%; huyện Cái Nước 77 tỷ đồng, tăng 4%; huyện Phú Tân 47 tỷ đồng, tăng 4%; huyện Trần Văn Thời 127 tỷ đồng, tăng 4%; huyện Thới Bình 83 tỷ đồng, tăng 3%; huyện U Minh 60 tỷ đồng, bằng số thu năm 2023.

Với dự toán được phân bổ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chỉ đạo quản lý, điều hành ngân sách theo quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính. Chủ động tổ chức rà soát, đánh giá đầy đủ, kịp thời những tác động đến tình hình thu ngân sách, làm cơ sở tham mưu cấp thẩm quyền điều hành thu, chi ngân sách. Tăng cường công tác dự báo mức tăng trưởng từng ngành, từng lĩnh vực, khả năng phát triển sản xuất, kinh doanh của DN, đảm bảo hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2024 đi đôi với quản lý đầu tư công và chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, TP Cà Mau phấn đấu thu vượt dự toán được giao để có điều kiện tăng chi ngân sách. Các địa phương trong xây dựng, điều hành dự toán thu, chi NSNN cần gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

“Căn cứ chỉ tiêu nhiệm vụ thu năm 2024 được giao, Cục Thuế chỉ đạo các chi cục thuế khu vực xây dựng kế hoạch thu NSNN theo từng quý. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu, đánh giá, phân tích tình hình thu tại từng địa bàn, từng khu vực thu, sắc thuế. Dự báo thu hằng tháng, quý sát đúng với thực tế phát sinh, để có giải pháp chỉ đạo thu kịp thời. Rà soát, xác định chính xác những nguồn thu tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, để kịp thời đề xuất các giải pháp về chính sách và quản lý thu hiệu quả. Ðồng thời, chỉ đạo, điều hành, đôn đốc thu qua hàng tháng, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán”, ông Nguyễn Văn Bé kỳ vọng./.

 

Hồng Nhung

 

Xây dựng nền tảng tài chính cho tương lai

Việc sở hữu kiến thức về tài chính là kỹ năng hữu ích, yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Ðể thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cộng đồng, vai trò của ngân hàng trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục tài chính (GDTC) trở nên vô cùng quan trọng. Bằng cách cung cấp kiến thức, sản phẩm, dịch vụ phù hợp, ngân hàng không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, mà còn góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Tín dụng chính sách - Ðồng hành phát triển kinh tế

Ông Trần Phương Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước, cho biết, nhằm triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH huyện luôn phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương; các phòng, ban, ngành và các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác. Từ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức của cấp uỷ, chính quyền. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc trách nhiệm hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn...

Tránh lịch sử tín dụng xấu trên CIC

Lịch sử tín dụng tích cực không chỉ là chìa khoá mở cửa cho các cơ hội tài chính, mà còn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tin cậy với các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, một trong những rủi ro lớn nhất đối với lịch sử tín dụng là sự xuất hiện của nợ xấu.

Cảnh giác với thiết bị đọc trộm tại cây ATM

Phương thức đánh cắp dữ liệu thẻ ATM ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về phương thức cài đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) tại các cây ATM, cũng như khuyến cáo cách thức để người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

Giải pháp linh động giúp đẩy lùi tín dụng đen

Ðể có hướng mở, giúp người có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, người có nhu cầu vay vốn làm ăn, kể cả người tuổi hưu có nhu cầu về tài chính được tiếp cận vốn vay mà không phải ràng buộc về tài sản thế chấp, ngành bưu điện đã phối hợp với một số ngân hàng và tổ chức, cho vay vốn với nhiều ưu đãi.

Quy định mới, ngăn chặn “ép” mua bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn tồn tại một số vấn đề như: tình trạng “ép” khách hàng mua bảo hiểm qua kênh ngân hàng, tư vấn sai lệch thông tin, chi trả bồi thường không sòng phẳng... Ðể giải quyết những vấn đề này, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định mới nhằm nâng chất ngành bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Ðảm bảo thanh toán an toàn, thông suốt dịp Tết

Những ngày cận Tết, nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành công điện về việc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng dịp tết Giáp Thìn 2024.

Core banking - Trái tim của ngân hàng

Trong thời đại bùng nổ công nghệ và hội nhập quốc tế như hiện nay, các ngân hàng không ngừng hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Một trong những giải pháp quan trọng nhất trong quá trình hiện đại hoá này chính là công nghệ phần mềm lõi (core banking).

Tăng kênh giao dịch, tránh nghẽn ATM dịp Tết

Tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn ATM những ngày cuối năm (âm lịch) thường xảy ra do nhu cầu giao dịch tiền mặt tăng cao, trong khi số lượng ATM không đủ đáp ứng. Ðể giải quyết vấn đề này, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng kênh giao dịch đa phương tiện.

Thu - chi ngân sách năm 2024 - Ðảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

Ðể kịp thời thu đúng, thu đủ ngân sách Nhà nước (NSNN), ngành thuế chủ động xây dựng phân bổ dự toán NSNN năm 2024. Theo đó, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN cho các địa phương và tình hình thực tiễn tại tỉnh, HÐND tỉnh đã ra nghị quyết thông qua dự toán ngân sách tỉnh năm 2024 là 5.336 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 5.230 tỷ đồng, tăng trên 500 tỷ đồng so với năm 2023.