Vi phạm về môi trường diễn biến phức tạp
19/07/2021
(CMO) Ðó là một trong những nhận định quan trọng của Ðại tá Phạm Minh Luỹ, Phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau khi trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Cà Mau về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường và những dự báo.
Phát triển không đánh đổi môi trường - Bài cuối: Cần giải pháp khoa học
14/07/2021
(CMO) Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời có đến 2/3 dân cư cất nhà sinh sống ven sông. Vấn đề rác sinh hoạt và những hệ luỵ đi kèm là bài toán khó chưa có lời giải. Ðây cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong tỉnh.
Phát triển không đánh đổi môi trường - Bài 2: Huê lợi và “lỗ hổng” quản lý
13/07/2021
(CMO) Với cái nhìn tổng thể, đã qua, công tác quản lý Nhà nước đối với một số ngành nghề cho lợi nhuận cao chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng hành nghề tự phát, không theo quy hoạch, thậm chí gây ỗ nhiễm môi trường. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xử lý sau này cũng như tạo dư luận không tốt, gây nhiều bức xúc trong Nhân dân. Nuôi chim yến và những hệ luỵ đi kèm là góc nhìn rõ nhất về vấn đề này.
Phát triển không đánh đổi môi trường
13/07/2021
(CMO) LTS: Tuy công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; song, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ đô thị hoá nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, một số nơi có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững của tỉnh. Loạt bài "Phát triển không đánh đổi môi trường" góp thêm góc nhìn về thực trạng môi trường từ thành thị đến nông thôn; từ sản xuất, nuôi trồng đến chế biến... trên địa bàn tỉnh và hướng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, với quyết tâm "không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế".
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài cuối: Để ngư dân không đơn độc
08/07/2021
(CMO) Những chính sách hỗ trợ khai thác thuỷ sản được ví như “chiếc phao” cùng ngư dân vượt trùng khơi ra biển cả. Không chỉ hỗ trợ thêm điều kiện để phát triển khai thác thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững hơn mà những chính sách ấy còn mang lại niềm tin vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước.
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài 2: Nhiều chính sách chưa sát thực tiễn
07/07/2021
(CMO) Cùng với Nghị định 67/2014, hơn 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trên lĩnh vực thuỷ sản, trong đó có những chính sách đặc thù cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản (một số chính sách hỗ trợ chung). Số lượng chính sách ra đời đã hạn chế, việc tiếp cận, thực hiện, phát huy của ngư dân đối với những chính sách này còn là câu chuyện khó hơn.
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài 1: Nỗi buồn “tàu 67”
06/07/2021
(CMO) LTS: Cà Mau với 3 mặt giáp biển, ngư trường khai thác rộng lớn. Ðây là điều kiện quan trọng để địa phương đẩy mạnh khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển. Theo đó, hơn 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Một số chính sách mang lại hiệu quả, niềm tin cho bà con ngư dân Cà Mau. Tuy nhiên, việc tiếp cận, thực hiện các chính sách trên lĩnh vực này đối với ngư dân Cà Mau vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, bất cập, nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía.
Ký ức đường bộ Cà Mau
01/07/2021
(CMO) Cà Mau thời xa xưa, ngoài trục lộ Ðông Dương, tức Quốc lộ 4 cũ, nay là Quốc lộ 1, còn có một số tuyến lộ Cà Mau - Tân Lộc, Thới Bình - Huyện Sử, Tân Duyệt - Tân Ðức, Cái Nước - Ông Phụng - Chà Là… Hầu hết các tuyến đường bộ ở Cà Mau đều bị chiến tranh tàn phá…
Thổn thức với nghề
18/06/2021
(CMO) Tôi đã đi qua một đoạn đường hơn 10 năm với nghề báo, chẳng là gì so với các đấng bậc dạn dày. Nhớ lúc mới vô nghề, về quê, ai cũng ngó mình rồi đọc “thần chú”: “Nhà văn nói láo. Nhà báo nói thêm”. Thôi cũng kệ. Nhớ có lần gặp một chú người quen, nguyên là Phó chủ tịch UBND một huyện bị kỷ luật vì bị báo chí phanh phui vi phạm, ông nhìn tôi bằng cái cười cợt chua cay: “Con tao, tao không bao giờ cho đi làm nghề báo. Toàn đút củi, móc lò”. Ờ, thôi cũng kệ, chớ biết sao giờ. Nghề nào không là một nghề. Vả lại, nghề báo có đâu như những cách nhìn đời chỉ qua một bên lỗ tai và một bên con mắt.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài cuối: Khi rừng trở thành... vàng
16/06/2021
(CMO) Sự thay đổi cơ chế cùng nhiều chính sách khuyến lâm, khuyến nông của Nhà nước giúp người dân trong lâm phần rừng U Minh Hạ đẩy lùi cái nghèo để vươn lên khá giàu. Rừng U Minh giờ đây không còn là nơi nương náu của những người có hoàn khó khăn, không tư liệu sản xuất, mà đã tạo nên sức hút với cả doanh nghiệp, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều thành phần trong xã hội.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài 2: Hiện thực hoá giấc mộng “rừng vàng”
15/06/2021
(CMO) Khi tiềm năng được khai thác đúng hướng, khát vọng đổi đời được khơi dậy đúng lúc đã tạo nên sức mạnh giúp người dân trong lâm phần rừng U Minh thực hiện thắng lợi giấc mộng “rừng vàng”. Ðể giờ đây mỗi lần về lại U Minh, không ít người phải thốt lên trong sự ngỡ ngàng về những đổi thay mau chóng.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài 1: Từ giấc mơ đổi đời
14/06/2021
(CMO) “Túi nghèo”, “vùng trũng” hay như “rừng sâu nước độc”… là những từ mà mọi người từng nói về rừng U Minh Hạ. Xứ rừng U Minh Hạ trước đây là nơi mà hàng ngàn hộ dân nghèo, không đất, không tư liệu sản xuất từ nhiều nơi khác chọn làm chốn nương náu tìm kế mưu sinh. Chính lẽ đó, không quá khó để lý giải vì sao nơi đây từng được biết đến là vùng đất của sự nghèo khó. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn ấy giờ chỉ còn là ký ức, những quyết sách mới của Nhà nước đã "cởi trói" cho người dân sống dưới tán rừng U Minh Hạ, giúp những hộ dân nơi đây đẩy lùi cái nghèo, vươn lên khá giàu.
Tấm lòng với đồng đội
04/06/2021
(CMO) Ai đã từng có dịp đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau, sẽ dễ dàng nhìn thấy ngôi mộ tập thể lớn án ngữ ở vị trí gần như trung tâm của nghĩa trang hiện nay. Ngôi mộ có từ bao giờ? Tại sao lại là mộ tập thể? Những người anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ là ai? Câu hỏi đó cứ thôi thúc chúng tôi tìm kiếm các thông tin liên quan. Rồi cơ may đã đến. Trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc với thương binh 3/4 Lâm Anh Lữ, nguyên Thị đội phó Thị đội Cà Mau, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn K8 thời điểm giải phóng thị xã Cà Mau, những thông tin liên quan về ngôi mộ tập thể ấy dần hé mở.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công - Bài cuối: “Bão giá” vật liệu xây dựng, nhà thầu “kêu trời”
01/06/2021
(CMO) “Hiện nay, nhiều gói thầu thi công gặp khó khăn, tiến độ chậm lại hoặc thi công cầm chừng do giá vật liệu (thép, cát, đá) tăng cao bất thường và khan hiếm nguồn cát. Nhiều nguy cơ kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng; làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch. Nhiều gói thầu đã đấu thầu theo mức giá trước quý I/2021 thì nhà thầu trúng thầu có xu hướng không muốn ký hợp đồng”, Giám đốc Sở Xây dựng Dư Minh Hùng thông tin.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công - Bài 2: Nhiều dự án giải ngân 0 đồng
31/05/2021
(CMO) Hiện giá vật liệu xây dựng tăng khá cao (thép, cát, đá), dẫn đến nhiều nhà thầu ngưng thi công hoặc bỏ thầu sau khi trúng giá tại các địa phương, làm nhiều chủ đầu tư lo lắng. Nhiều dự án, công trình, kể cả chuyển nguồn đến cuối tháng 4 vừa qua có tỷ lệ giải ngân 0 đồng, càng cho thấy chủ trương tăng tỷ lệ giải ngân trong năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy cơ chuyển nguồn cho năm tiếp theo.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công - Bài 1: Khó khăn từ năm đầu nhiệm kỳ
31/05/2021
(CMO) LTS: Năm 2020, trước thực trạng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, đến tháng 8 UBND tỉnh phải ban hành Chương trình hành động với quyết tâm đến 31/1/2021 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 và năm 2019 chuyển sang. Dù có nhiều cố gắng, quyết tâm và chuyển biến ngay sau đó, tuy nhiên đến thời hạn cuối, tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt 92% kế hoạch, với trên 3,7 ngàn tỷ đồng. Năm 2021, tổng vốn đầu tư công thấp hơn năm trước, chỉ trên 3,3 ngàn tỷ đồng (trong đó có gần 256 tỷ đồng từ năm 2020 chuyển sang), Chương trình hành động được thực hiện sớm hơn ngay trong quý I, tuy nhiên, bức tranh giải ngân vốn đầu tư công đến cuối tháng 4 vừa qua vẫn không mấy sáng sủa, tỷ lệ vẫn cứ tăng “tà tà”.
Tình đất, tình người Cỏ Xước, Bàu Phong
28/05/2021
(CMO) Một ngày sắp hết năm 1974, tôi tìm đến đơn vị “Săn Tàu” của tỉnh Cà Mau đang đóng chốt trên tuyến Sông Ðốc, đoạn Cỏ Xước, xã Lợi An, huyện Châu Thành thời kháng chiến. Tuyến Sông Ðốc chỉ còn trơ trọi Chi khu Rạch Ráng vào thời điểm này.
Lắng nghe, kịp thời giải quyết bức xúc của dân - Bài cuối: Giải pháp nâng cao hiệu quả của đối thoại
27/05/2021
(CMO) Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo (KN,TC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của địa phương. Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh cùng với sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, nên hoạt động tiếp công dân và giải quyết KN,TC của công dân có nhiều chuyển biến tích cực. Các vụ việc được xem xét giải quyết kịp thời, công khai, minh bạch, đúng quy định. Ðặc biệt, chú trọng việc đối thoại trong quá trình giải quyết góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Ðể các nhà thiếu nhi không vắng thiếu nhi - Bài cuối: Nỗi buồn công trình “yểu mệnh”
26/05/2021
(CMO) Công trình NTN bạc chục tỷ lần lượt mọc lên ở nhiều địa phương. Song, chưa hết vui mừng thì bản thân công trình bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đề về chất lượng. Thực tế đáng buồn và càng đáng trách khi các công trình bạc chục tỷ này lại xuống cấp và càng về sau càng trở nên nghiêm trọng.
Ðể các nhà thiếu nhi không vắng thiếu nhi - Bài 2: Khó khăn chồng chất
26/05/2021
(CMO) Kêu gọi xã hội hoá (XHH) là giải pháp mà các địa phương đã làm để có đủ nguồn kinh phí chi cho các hoạt động NTN. Thế nhưng, vì nhiều nguyên do, việc XHH ở các đơn vị NTN không thể đảm bảo như nhau. Việc này phần vì quy mô hoạt động NTN thời gian qua còn nhiều hạn chế, phần do sự quản lý thiếu quyết đoán.
Ðể các nhà thiếu nhi không vắng thiếu nhi - Bài 1: Hoạt động... cầm chừng
26/05/2021
(CMO) LTS: Cà Mau hiện có 5 nhà thiếu nhi (NTN). Cấp huyện có 4 địa phương có NTN, gồm: U Minh, Năm Căn, Cái Nước và Trần Văn Thời; cấp tỉnh có NTN tỉnh Cà Mau. Kể từ khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, chưa NTN nào ở cấp huyện vận hành hiệu quả theo đúng công năng ban đầu được vạch ra. Riêng NTN tỉnh cũng lâm vào tình trạng hoạt động không hết công năng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này đã được xác định. Song, liệu trong thời gian ngắn các ngành có tìm ra được giải pháp ví như “thần dược” để chữa dứt “căn bệnh” đang lan ra hàng loạt NTN trong tỉnh lúc này?
Lắng nghe, kịp thời giải quyết bức xúc của dân - Bài 2: Xin lỗi công dân
26/05/2021
(CMO) Thừa nhận có sai sót trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trước người dân là điều hiếm gặp tại nhiều cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, mới đây Phó giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau Phạm Quốc Sử và Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc được Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết đơn khiếu nại của công dân Tạ Hoàng Thơm (xã Ðất Mũi) khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) của Chủ tịch UBND tỉnh về hành vi lấn chiếm đất đai. Qua 5 nội dung mà ông Thơm khiếu nại, có 1 nội dung khiếu nại đúng, khi đó ông Phạm Quốc Sử công khai xin lỗi trực tiếp tại buổi đối thoại và được ông Thơm chấp nhận lời xin lỗi đó. Cùng tại buổi đối thoại, ông Thơm đã tự nguyện rút đơn khiếu nại.
Lắng nghe, kịp thời giải quyết bức xúc của dân - Bài 1: Ðối thoại để hiểu dân
25/05/2021
(CMO) Ðối thoại, tiếp xúc với Nhân dân là hoạt động rất quan trọng, giúp các cấp uỷ Ðảng, chính quyền thấy rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn Nhân dân đang quan tâm gì, bức xúc gì, hài lòng việc gì. Có khi cùng một vấn đề nhưng có nhiều quan điểm, cách nhìn khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Chỉ thông qua các cuộc tranh luận, trao đổi trực tiếp, người dân có thể trình bày ý kiến của mình một cách tỉ mỉ; chủ thể được tiếp thu và giải đáp kịp thời những vấn đề mà người dân đang quan tâm, từ đó mà các vấn đề được giải quyết tận gốc rễ. Nhờ đó, người dân được giải toả tâm lý về những vấn đề còn đang băn khoăn, khúc mắc.
Ðàn bà đi biển
21/05/2021
(CMO) “Bà Phượng hả? Ở trên tàu thu mua thuỷ sản neo đậu tại bến vựa cá Phượng, ấp Ô Rô, xã Tân Ân chớ đâu. Từ ngã ba Kiến Vàng chạy thẳng xuống Tân Ân, ra gần cửa biển Rạch Gốc, thấy bến neo đậu tàu thu mua vựa cá Phượng là tới”, người chạy đò bao tên Tư ra dấu hiệu bằng tay chỉ đường.
Ấn phẩm song ngữ Việt – Khmer sau 13 năm phát triển - Bài 2: Bước tiếp hành trình mới
20/05/2021
(CMO) 13 năm, như một quyển nhật ký ghi nhận tất cả những sự thay đổi về đời sống, tư duy trong các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trong tỉnh. Năm 2021, bước ngoặt lớn mang tính lịch sử lại đến với báo chí tỉnh Cà Mau nói chung và ấn phẩm Song ngữ Việt - Khmer nói riêng. Ðó là sự kiện hợp nhất báo Cà Mau, báo ảnh Ðất Mũi thành báo Cà Mau, ấn phẩm Song ngữ Việt - Khmer lại phát huy vai trò, giá trị trên nền tảng báo Cà Mau.
Ấn phẩm song ngữ Việt – Khmer sau 13 năm phát triển - Bài 1: “Chiếc cầu đã hợp long”
19/05/2021
(CMO) LTS: Xuất phát từ những trăn trở về sản phẩm báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh nói riêng, trải qua thời gian dài nung nấu quyết tâm của Ban Biên tập báo ảnh Ðất Mũi (nay là Ban Biên tập báo Cà Mau), ngày 8/10/2008, ấn phẩm báo ảnh Ðất Mũi - Bản song ngữ Việt - Khmer số đầu tiên chính thức phát hành. Ấn phẩm là chiếc cầu kết nối hiệu quả giữa đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau với các cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương.
Việc khó có hội, đoàn thể - Bài 2: Chia sẻ yêu thương
18/05/2021
(CMO) Hôm gặp Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Lưu Văn Vĩnh, anh phấn khởi thông tin, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 7, TP Cà Mau có nhiều mô hình dân vận khéo rất hay. Từ việc làm tốt công tác dân vận, chị em hội viên tin tưởng, đồng thuận và triển khai hiệu quả các mô hình, mang lại hiệu quả tốt trong công tác giảm nghèo của địa phương. Quỹ “Chia sẻ yêu thương” là mô hình tiêu biểu.
Việc khó có hội, đoàn thể - Bài 1: “Chú Hai ngân hàng”
18/05/2021
(CMO) LTS: Dân vận khéo gắn với công tác của mặt trận, chính quyền đoàn thể không còn mới mẻ, bởi nhiệm vụ chính trị quan trọng này được đổi mới cả về phương thức hoạt động lẫn nội dung, cách thức triển khai, trong quá trình thực hiện nhiện vụ. Ðặc biệt, công tác này đang đi sâu vào cuộc sống, theo phương châm hướng về cơ sở. Cũng từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về công tác dân vận ở cơ sở.