Tiếng vọng biển, đảo Tây Nam
22/01/2021
(CMO) Thuở nhỏ, mấy lần cha định rời quê về Sác Cò ở đất Viên An lập nghiệp thì má lại sụt sùi vì sợ đường xa cách trở, sợ cảnh sóng gió mỗi lần vượt sông Cửa Lớn. Vậy là ông bà bàn nhau bám miết mảnh đất trũng phèn trứ danh "đồng chó ngáp".
Mùa đìa
22/01/2021
(CMO) Người dân vùng cá đồng một thời của Cà Mau mỗi năm có một mùa, họ gọi với tên rất thú vị “mùa đìa”. Tết này chúng tôi quyết định về Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời thăm lại xứ bác Ba Phi để tìm hiểu về mùa đìa vang bóng một thời.
Viên An - Đất cội, nước nguồn
14/01/2021
(CMO) Lâu nay, nhiều người đinh ninh rằng, Tổ quốc đến phía địa đầu cực Nam chỉ còn một mũi đất vươn mình ra biển mang tính biểu tượng thiêng liêng. Thật ra, Ngọc Hiển nếu nhìn một cách tổng quan hơn, phải là cái đinh ba với mũi chính là Ðất Mũi, một bên là vùng Tam Giang Tây, giáp cửa Bồ Ðề và phía còn lại là Viên An với cửa biển Ông Trang.
Lần ăn ong nhớ đời
08/01/2021
(CMO) Đã nhiều năm rồi, mỗi khi vô tình nhìn thấy tổ ong vò vẽ hay nghe nhắc đến món “khoái khẩu” cháo ong là như một phản xạ tự nhiên, tôi lại nhớ da diết tuổi thơ.
Chín Lam: Kể chuyện nuôi tôm
07/01/2021
(CMO) Con tôm là ngành kinh tế mũi nhọn, thế mạnh của Cà Mau, từ con tôm mà nhiều hộ ăn nên làm ra, thoát nghèo làm giàu, xây nhà dựng cửa, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, nói đến chuyện nuôi tôm mà trở thành “chuyên gia” thì phải nhắc đến ông Huỳnh Thanh Sự, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau. Nhờ nuôi tôm mà cái tên Thanh Sự nhiều năm ghi danh trên bằng khen từ xã đến thành phố, từ thành phố lên tỉnh, rồi đến Trung ương...
Ngọn hải đăng mãi soi sáng trời Nam
13/12/2020
(CMO) Đã 80 năm từ khi cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai nổ ra ở cụm đảo tiền tiêu địa đầu cực Nam Tổ quốc, nhưng giá trị, ý nghĩa và cảm xúc của sự kiện lịch sử ấy vẫn còn nguyên vẹn không chỉ riêng Cà Mau mà còn là của cả cách mạng miền Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nặng lòng “xóm đảo”
23/11/2020
(CMO) “Xóm bên đó giờ này không có ai đâu, họ đi rừng từ sáng sớm, chiều tối mịt mới về. Nước lớn, ròng chảy xiết, muốn qua khó lắm”, chị Thái Thu Đông, ấp Nhà cũ, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi ngăn tôi lại khi vừa bước chân xuống chiếc xuồng tròng trành để qua cái nơi được cho là “xóm đảo” ấy.
Ký ức về Trường Sư phạm khu Tây Nam Bộ
19/11/2020
(CMO) Đã gần 60 năm kể từ khi ngôi trường sư phạm duy nhất ở Tây Nam Bộ hoạt động nhưng ký ức trong khoảng thời gian gắn bó với ngôi trường luôn thường trực, sống mãi trong tâm khảm của thầy và trò. Và mỗi khi nhắc lại, trong lòng mỗi người lại dâng trào những cảm xúc khó diễn tả bằng lời.
Ông “cụt” rút căm
18/11/2020
(CMO) Với một chỗ ngồi tạm dưới cây dù nhỏ phía trước Nhà sách Fahasa (Phường 5, TP Cà Mau), cùng một thùng gỗ đầy đủ các loại đồ nghề như: búa, cờ lê, mỏ lết, miếng vá…, ông Dương Hữu Đức (55 tuổi) là người thợ thạo nghề rút căm, cân vành xe máy có tiếng nơi phố thị Cà Mau chỉ bằng… một bàn tay.
Trường xưa một thuở
13/11/2020
(CMO) (Kính gởi thầy cô, bạn bè và các bạn học sinh Trường THPT Đầm Dơi)
Tìm về ký ức
16/10/2020
(CMO) Quê nội tôi là vùng nông thôn, cuộc sống gắn liền với cây lúa. Bởi thế, từ nhỏ tôi đã quen ăn các món rau đồng dân dã. Liệt kê ra cũng cả chục món, nào là rau đắng, bông súng, rau muống, ngó sen hay rau mác dân dã chấm mắm cực ngon.
Nghề rèn
13/10/2020
(CMO) Đã từng có một thời, hầu hết những nông cụ sản xuất và các dụng cụ phục vụ đời sống của người dân làm bằng sắt thép, từ cây phảng, con dao phay, dao yếm, dao mác,… kể cả dao ăn trầu, đều làm từ bàn tay của những người thợ rèn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những nông cụ truyền thống ấy và dụng cụ đã dần dần được thay thế bằng những thứ ra đời từ máy móc, đẹp và rẻ. Nhưng nhiều người vẫn không quên những dụng cụ được làm từ bàn tay của người thợ rèn.
Nỗi niềm đồng chung
09/10/2020
(CMO) Nắng đã lên nhưng những dây mướp héo vàng, bầu úng rễ, rũ xuống bờ kênh mênh mông nước do mưa dầm liên tiếp nhiều ngày. Bên cánh đồng, nông dân đang đợi nước rút bớt để bơm tát, kịp thu hoạch lúa hè thu - vụ mùa đầy vất vả vì thiên tai, dịch bệnh.
Tình yêu của má
09/10/2020
(CMO) Má hồi nhớ, trên gương mặt không giấu được vẻ ngượng ngùng, hạnh phúc như thiếu nữ đôi mươi: “Ngày về ra mắt nhà nội, má với ba chỉ thương thôi, chớ chưa yêu nhau”.
Những ngày nhàn hạ
01/10/2020
(CMO) Trước tết Nguyên đán Canh Tý 2020, anh chị em đại gia đình nhà chúng tôi vô cùng háo hức, bởi năm nay các dì có dự định cho “đám giặc” này đi chơi xa.
Lụt về lại nhớ sông xưa
25/09/2020
(CMO) Không biết có dòng sông nào như sông Trẹm quê tôi, mỗi năm 2 mùa mưa, nắng, thì dòng sông cũng có 2 mùa, nước mặn và nước ngọt. Từ nhỏ tôi đã nhận ra một điều, là dù vào mùa nào, dòng sông Trẹm vẫn như người mẹ tảo tần, luôn mang trong lòng mình những nguồn lợi thuỷ sản phong phú để ban tặng cho cuộc sống những cư dân hai bờ …
Vượt Hàm Luông
24/09/2020
(CMO) Từ năm 1948 đến nay hơn nửa thế kỷ qua, mà câu chuyện cha tôi sống sót trong lần vượt sông Hàm Luông đêm mùng Mười tháng Giêng còn hiện rõ trong trí nhớ chúng tôi.
Khúc anh hùng ca vang mãi
17/09/2020
(CMO) Sắc màu tươi thắm của bình minh hôm nay là hiện thân quá khứ oanh liệt của lớp lớp cha ông trong các cuộc chiến tranh vệ quốc từ hơn nửa thế kỷ trước - và nó vẫn cứ bừng sôi trong tim biết bao thế hệ người dân Đầm Dơi.
Ăn ong - Nghề từ thuở khai hoang
11/09/2020
(CMO) Về xứ U Minh Hạ không ít lần, rong ruổi tận lõi những cánh rừng tràm, điều kỳ thú dường như vô cùng tận. Ẩn bên trong sự mộc mạc, hoang sơ là sự sáng tạo bền bỉ và tài tình của bao nhiêu lớp người nối tiếp nhau để thích nghi và làm chủ vùng đất được miêu tả là “sấu lội, cọp um”. Và rồi cái nghề ăn ong, nghề rừng hầu như ai cũng biết, cũng thạo ở xứ U Minh Hạ, đã khiến tất cả phải "ngã ngửa" khi có cái “bản lý lịch” vô cùng đặc sắc. Một nghề rừng gắn với những lưu dân từ thời mở đất, là sản vật để tự hào và có tính đại diện cho cả một không gian văn hoá thì làm sao có thể đơn thuần.
Thấp thỏm mùa mưa bão
21/08/2020
(CMO) Tỉnh ta có 3 mặt giáp biển, thời gian qua, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã tác động tiêu cực tới gần như toàn bộ đường bờ biển của tỉnh. Không chỉ vậy, tình trạng sạt lở bờ sông cũng diễn biến hết sức nan giải.
Xóm muối
07/08/2020
(CMO) Ghe bà Chín (Nguyễn Thị Thuỷ, 58 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) vừa cập chợ, không đợi con trai kéo dây cột vào cọc, bà Chín phóng lên bờ, rảo bước vào các bạn hàng, họ là chủ buôn các tiệm tạp hoá, hay những hộ vựa muối để bán lại.
“Vua” sáng kiến nuôi tôm
31/07/2020
(CMO) Tin Huỳnh Diện (Huỳnh Xuân Diện), Giám đốc HTX nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng, huyện Cái Nước chế tạo thành công thiết bị chống điện giật trong nuôi tôm công nghiệp gây tò mò và thôi thúc tôi tìm gặp nhân vật này.
Dòng sông hoài niệm
29/07/2020
(CMO) Sông Gành Hào, sông Tắc Thủ và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp gặp nhau tại ngã ba Chùa Bà, nhưng với người dân bản xứ, các đoạn nằm trong lòng thành phố dù thuộc sông hay kênh nào đều được gọi là sông Cà Mau. Đó cũng chính là khúc sông mà tôi và những người bạn thuở học trò có nhiều kỷ niệm êm đềm, gắn liền suốt năm tháng tuổi thơ.
Về nơi cuối đất
03/07/2020
(CMO) Điểm cực Nam trên đất liền của nước ta là Xóm Mũi, nơi chót cùng của Mũi Cà Mau. Điểm cực Bắc nước ta là đỉnh Lũng Cú, nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn. Có một sự gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng hết sức lý thú: nếu đi thẳng theo kinh tuyến 105 ta sẽ đi xuyên qua ngang cả 2 điểm cực Bắc và cực Nam này. Do sự chia cắt đất nước trong thời chiến tranh, Xóm Mũi và Lũng Cú trở thành biểu tượng cho sự toàn vẹn của Tổ quốc.
Hành trình tiếp bước
21/06/2020
(CMO) Đó là hành trình của vợ chồng Nhà báo Phạm Duy Khải (Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau) và Nhà báo Ngô Thị Thuỳ Trâm (báo Cà Mau) khi cả anh chị lần lượt vinh dự nhận giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai - giải thưởng cao quý của người làm báo được xét tặng định kỳ 5 năm 1 lần.
Lướt sóng trên sông
11/06/2020
(CMO) Vỏ lãi, một loại thuyền có hình dáng lạ mắt, tốc độ di chuyển nhanh, chỉ thấy phổ biến trên vùng sông nước Tây Nam Bộ, đặc biệt có nhiều ở các tỉnh Nam sông Hậu. Không chỉ du khách nước ngoài mà rất nhiều bà con các tỉnh miền Bắc và miền Trung cũng rất thích thú khi lần đầu được ngồi trên những chiếc vỏ lãi lướt trên sông nước và cả trên mặt bãi phù sa.
Gia tộc 3 thế hệ anh hùng
09/06/2020
(CMO) Có những con người hoạt động cách mạng trong âm thầm, lặng lẽ nhưng kết quả mang lại vô cùng to lớn. Sự hy sinh, chiến đấu dũng cảm của gia tộc 3 thế hệ anh hùng làm chúng ta hết sức khâm phục, kính yêu, trân trọng và mãi mãi nhớ ơn.
Nơi nghèo nhất U Minh
11/05/2020
(CMO) Nhiều người chắc sẽ nhíu mày khi đụng phải cái tít có chữ nghèo lại gắn với U Minh. Dư âm năm nào của vùng rốn nghèo, trũng nghèo, túi nghèo của người dân ở xứ U Minh hình như vẫn còn đeo bám. Nhưng không, Khánh Thuận hiện nay đúng là còn tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện U Minh với hơn 7%, nhưng đã là một vùng đất của đổi thay và hy vọng.
Nghĩa tình kênh Cựa Gà
09/05/2020
(CMO) Con kênh Cựa Gà nằm giữa Xóm Lá và Rạch Trại thuộc địa bàn Ấp 2, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, là quê hương của tôi. Lúc còn sống, cha kể địa danh Cựa Gà có từ thời chống Pháp. Đó là một đoạn kênh nhỏ, ngắn, chừng hơn 3 cây số tẻ về hướng Tây từ con sông Lòng Ống kéo dài. Xóm Cựa Gà có khoảng 50 hộ dân, sống chan hoà, nghĩa tình như bà con ruột thịt.
Ký ức đất nông trường
02/05/2020
(CMO) Con sông Rạch Ruộng chia làm đôi Nông trường Quốc doanh Sông Đốc và bên kia khu chợ nhỏ. Những ngày đầu mới thành lập nông trường, nơi đây còn được gọi là vùng kinh tế mới, bà con từ nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung tựu về khai hoang, mở đất với biết bao hoài bão, hy vọng. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ thời đó, dù đã có công việc và cuộc sống ổn định tại Rạch Ráng nhưng cha tôi vẫn quyết định đưa cả gia đình nhỏ của mình về vùng kinh tế mới.