Chuyện anh Hai
01/05/2020
(CMO) Công việc lu bu, thấy lâu tôi không gọi điện hỏi thăm thì anh Hai, đang ở tít tận Cà Mau, gọi điện la: “Mày tiếc tiền điện thoại hay sao, hồi này không gọi cho anh Hai mày!”. Nghe vậy tôi chỉ cười trừ. Vì biết anh bận nhiều việc của một Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam, thường trực tại TP Hồ Chí Minh; công tác nghiệp vụ rất nhiều, anh lại đang là người chủ công tổ chức Giải Báo chí đồng bằng sông Cửu Long, rồi phải đón tiếp đoàn hội nhà báo các nước đến thăm Việt Nam, ghé thành phố… Bữa trước, hai anh em hẹn gặp nhau ở Cửa Việt vào mùa gió Tây Nam cũng không được, bởi anh bận về các tỉnh miền Tây thăm, tặng quà cho gia đình thân nhân các nhà báo liệt sĩ trong dịp tháng Bảy về.
Những ngày "sống chậm"
28/04/2020
(CMO) Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống. Thế nhưng, sau những tác động tiêu cực thì Covid-19 lại trở thành cơ hội để rất nhiều người sống chậm lại, sống trách nhiệm, yêu thương, tự điều chỉnh những suy nghĩ và hành động của mình theo hướng tích cực hơn.
Mùa dịch và ký ức tuổi thơ
26/04/2020
(CMO) Mùa xuân, trời thật đẹp. Qua Tết, tháng ăn chơi bắt đầu chưa được bao lâu thì dịch “cô Vy” ập đến. Một con vi trùng mang cái tên của phụ nữ, tuy nhỏ bé mà thật ghê gớm, nó khuynh đảo cả thế giới này. Mọi hoạt động của đời sống bị đình trệ, sản xuất đóng băng, cho đến nhu cầu cơ bản nhất của con người là … thở mà cũng chẳng được tự do, tự tại. Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, người với người không được phép ở gần nhau, mà phải đứng cách xa ít nhất 2 m tại các nơi công cộng.
Quê nhà thay đổi
12/04/2020
(CMO) Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Trẹm. Nhưng tính ra suốt cả chặng đường cuộc đời mình đã sống, thì thời gian tôi gắn bó với quê nhà bên bờ sông Trẹm chỉ bằng một nửa của khoảng thời gian tôi sống xa quê. Vì thế, tôi có một sự so sánh rất rõ về quê nhà qua suốt gần một đời người, từ thời tôi còn trai trẻ, lớn lên với dòng sông, với ruộng đồng, kênh rạch, với thị trấn Thới Bình nhỏ bé, hiền hoà của mấy mươi năm trước, và bây giờ thay đổi ra sao. Không chỉ là thay đổi diện mạo của một miền quê, mà trong cuộc sống bà con mình cũng có rất nhiều đổi thay...
Người mở đường ra phía biển
10/04/2020
(CMO) Sinh ra bên làng biển Tân Thuận hiền hoà, nhưng lớn lên trong lúc chiến tranh ác liệt với “Chiến dịch Hạm đội nhỏ trên sông” của Mỹ tàn phá xóm làng, đốt nhà, gom dân vào ấp chiến lược nên Lê Hoàng Phước mới 12 tuổi phải rời mái ấm gia đình để vào Trường Thiếu sinh quân của Đoàn 962, đơn vị trực thuộc đường Hồ Chí Minh trên biển, khu vực Cà Mau để học chữ và học làm giao liên. Gia đình có truyền thống cách mạng (con Mẹ Việt Nam anh hùng, 2 anh là liệt sĩ), Lê Hoàng Phước có ý thức và không quên lời căn dặn của mẹ trước lúc lên đường: "Chỉ cần con làm tốt, làm đàng hoàng, chứ không cần con làm lớn!”. Trưởng thành từ môi trường quân đội, Lê Hoàng Phước luôn nhớ lời dạy của Bác Hồ mà các thầy, cô Trường Thiếu sinh quân nhắc nhở: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, để rồi sau này trở thành người đầu tiên mở đường ra phía biển, đảo!
Giữ rừng mùa nắng hạn
08/04/2020
(CMO) Đầu tháng Tư, nắng đổ lửa, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ Lê Thanh Dũng trầm ngâm: “Tình hình mùa hạn năm nay còn khốc liệt hơn năm 2015-2016. Khi đó, một tia sét đánh khiến rừng tràm ngún khói, may là lực lượng giữ rừng phát hiện và dập tắt kịp thời. Theo dự báo, mùa hạn năm nay còn kéo dài...”.
Khi rơm không là... rơm
29/03/2020
(CMO) Mỗi khi có dịp về thăm nhà, Phạm Trang Thảo lại quấn theo chân cha bên những đống rơm. Có khi ngồi nhìn cha ủ rơm hay phụ cha thu hoạch nấm. Đối với cô gái đôi mươi, hiện đang là sinh viên năm nhất này, ký ức tuổi thơ gắn liền với những cánh đồng rơm rạ.
Ngày xưa có những con đường…
27/03/2020
(CMO) 1. Hồi đó, có lần buổi trưa má làm bánh bột luộc, sai đem đi cho nhà chú. Nhà chú ở tuốt bên kia sông, phải qua cây cầu khỉ và đi thêm một đỗi.
"Hãy đứng thẳng như tràm xanh đó"
23/03/2020
(CMO) 15 tuổi, lần đầu tiên tôi được đặt chân đến Cà Mau - thị xã tận cùng cực Nam của đất nước. Ấy là lần Tỉnh đoàn Minh Hải tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ IV, đầu tháng 9/1984. Sau những nghi lễ chính thức ở rạp Huê Tinh, Phường 2, chúng tôi được đi “trại bay”, vô tuốt tận rừng tràm U Minh. Tôi, một chàng trai mới lớn cầm dùi trống cái chỉ huy Đội trống thiếu nhi của Đại hội thiếu nhi, lơ ngơ láo ngáo giữa Cà Mau xa lạ.
Vườn rau sạch của bà chủ nhà hàng
06/03/2020
(CMO) “Rau ngoài chợ bán đầy, khi cần đi mua là có, nhưng tại sao tôi lại đầu tư làm hệ thống trồng rau sạch phục vụ nhà hàng, khi mà tính ra, giá thành sản phẩm còn cao hơn mua rau bên ngoài? Tất cả vì muốn bảo vệ sức khoẻ cho khách hàng”, chị phân trần sau những tò mò, thắc mắc của tôi.
Mưu sinh trên dòng kênh Cơi Ba
07/02/2020
(CMO) Đã quá trưa ngày đầu tháng 2, ông Phù Tấn Chiến vẫn mặc chiếc quần đùi ướt sũng ngồi trên mũi vỏ composite thở hổn hển sau một hồi xếp lại chồng lú quế để chuẩn bị chuyến bắt cá vào chiều tối nay. Phía bên mé bờ kênh Cơi Ba, người con dâu thứ ba của ông đang loay hoay chắc nước cơm chuẩn bị bữa sáng.
Nghề gác kèo ong
03/02/2020
(CMO) Cùng với nghề muối ba khía của vùng nước mặn, nghề gác kèo ong của người dân U Minh vừa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là văn hoá phi vật thể. Hoà với niềm vui chung ấy, người dân càng thêm gắn bó với nghề hơn, bởi đây không chỉ là nghề truyền thống mà còn là nguồn sống đã và đang nuôi sống nhiều thế hệ người dân gắn bó với đồng đất U Minh này.
Giữ lửa nghề rèn
01/02/2020
(CMO) Dọc theo mé kênh xáng Minh Hà, mỗi khi mặt trời vừa thức dậy, tiếng mài, tiếng đập chan chát của thợ rèn Hai Ngọc đều đặn vang lên, làm khuấy động nhịp sống bình dị nơi miền quê. Trong căn chòi lá cũ kỹ, đã trải qua 6 lần “thay áo mới", lò rèn Hai Ngọc vẫn tồn tại nơi vùng đất phèn dù trải qua bao năm tháng.
Những người bám rừng
17/01/2020
(CMO) “Nghề giữ rừng rất buồn tẻ và thiếu thốn về tinh thần, nhất là ngày tết. Nhưng được làm đúng với ngành mình đã học và vì yêu nghề nên anh em mới bám trụ, gắn bó với rừng”, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Vườn Quốc gia U Minh Hạ Nguyễn Văn Liêm tâm tình.
Những chuyến thư “đại hoả tốc”
17/01/2020
(CMO) Làm sao có thể nhớ hết những gì đã diễn ra trong những ngày chiến tranh khói lửa, khi mình là người trực tiếp làm giao liên, công việc vô cùng nguy hiểm và gian khổ.
Chỉ một nẻo hướng về…
16/01/2020
(CMO) Mấy bận lên TP Hồ Chí Minh để họp mặt đồng hương dịp cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ tình cảm nồng nàn của dân Minh Hải (nay là Cà Mau và Bạc Liêu) đối với quê hương.
Đội biệt động thị xã Cà Mau Gặp người trong cuộc sau hơn 40 năm - Bài cuối: Đội trưởng biệt động giữa đời thường
15/01/2020
(CMO) Sau giải phóng, ông Lâm Anh Lữ được phân công giữ chức vụ Thị đội phó Thị đội Cà Mau. Năm 1979, ông được điều sang làm kinh tế. Năm 1994 ông về hưu.
Đội biệt động thị xã Cà Mau gặp người trong cuộc sau hơn 40 năm- Bài 2: Chuyện ít biết về Hồ Thị Kỷ và gia đình
14/01/2020
(CMO) Đội trưởng Lâm Anh Lữ cho biết, Hồ Thị Kỷ không chỉ đánh một vài trận mà có đến hàng chục trận. “Kỷ gan dạ, dũng cảm lắm”, là lời ông nhận xét về người đồng đội, cấp dưới của mình.
Đội biệt động thị xã Cà Mau gặp người trong cuộc sau hơn 40 năm - Bài 1: Chuyện “đánh trong lòng địch”
13/01/2020
(CMO) Đội Biệt động thị xã Cà Mau ra đời đầu năm 1968, hoạt động xuyên suốt đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Gan dạ, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo…, các chiến sĩ biệt động từng gây tiếng vang lớn bởi những trận đánh táo bạo làm quân thù khiếp sợ.
Mùa gặt
04/01/2020
(CMO) Tôi may mắn được lớn lên và tưới mát tâm hồn bên dòng sông quê thanh bình, bên những cánh đồng quanh năm lộng gió. Ký ức tuổi thơ đẹp đẽ trong ngần bởi tiếng chim hót vui trên những đồng lúa vàng óng ánh vào mùa gặt.
Ký ức vùng len trâu
03/01/2020
(CMO) Những ngày cuối năm, tiết trời bắt đầu se lạnh và những cơn mưa bất chợt mang cho chúng ta một chút nhớ nhung về những kỷ niệm đã qua. Trên "con ngựa sắt”, tôi rong ruổi về vùng lúa - tôm của huyện Thới Bình để thực hiện đề tài báo xuân mà Ban Biên tập phân công.
Nét quê Cái Sắn
02/01/2020
(CMO) Như lời đã hẹn, chúng tôi về Cái Sắn những ngày giáp tết. Nét quê, hồn quê và tình quê chan chứa trong từng mặt người, từng nếp nhà và miên man bao câu chuyện xa gần. Đất Thới Bình nằm ở mạn Bắc Cà Mau, cũng là nơi ghi dấu những bước chân đầu tiên của lớp người tiền nhân trong hành trình khai phá đất đai, mở mang bờ cõi.
Bên dòng Mê Kông
27/12/2019
(CMO) Có một truyện ngắn của Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư kể về thân phận những người chuyên đi hát xướng mua vui cho thiên hạ. Nhiều lúc buổi tối thấy họ trên sân khấu lộng lẫy ngai vàng với kẻ hầu người hạ mà chiều hôm sau không chút phấn son ngồi bên đường bán chuối nướng. Tôi là dân miền Tây xa xứ, bên cạnh niềm cảm thương số phận người theo nghiệp cầm ca lúc cuối mùa nhan sắc còn là nỗi... thèm chuối nướng.
"Trả nợ" thế gian
21/12/2019
(CMO) “Tôi là con thứ 8 trong gia đình nên mọi người gọi tôi là Tám Phền. Tôi với bả (bà Huỳnh Thị Tố Anh, vợ ông - PV) có với nhau 5 người con: 4 gái, 1 trai. Hiện tôi đang ở chung với người con trai thứ 4, vợ tôi chết đã 14 năm. Mấy năm nay, mỗi tháng, tôi nhận được hơn 1,8 triệu đồng cho các “chức” Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã, Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, khuyến học, dân số,…
Làng có nhiều tỷ phú
20/12/2019
(CMO) Những ngôi nhà tường khang trang nằm ẩn mình giữa sum suê vườn tược. Những cánh đồng ao nối ao đến ngút tầm mắt, điểm vào đó là từng mảng xanh của cây trái, hoa màu. Cuộc sống làng quê thật yên ả, thanh bình. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi dong xe tham quan một vòng Làng cá Tân Thành.
Tình trăm năm
19/12/2019
(CMO) Gặp nhau là duyên, yêu và kết hôn với nhau là nợ, người đời thường nói vậy, nhưng với ông, từ vùng đất Củ Chi xa xôi về tận Cà Mau, gặp rồi yêu và nên duyên chồng vợ với bà, sống với nhau gần trọn đời người là phước. Mấy mươi năm qua, cái tình, cái nghĩa trong cuộc sống gia đình ông bà như ngọn lửa chưa bao giờ tắt.
Nhớ mùa cá đồng
03/12/2019
(CMO) Cuối tuần, chúng tôi hẹn nhau về quê bắt cá bởi đã gần đến mùa bắt cá đồng... ăn tết rồi. Quê ngoại tôi vẫn còn cá. Xứ Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời ngày xưa cá nhiều lắm, hầu như nhà nào cũng có cái đìa lớn sau hậu đất, đến mùa hạn đồng ruộng khô cạn, cá kéo về đó trú ngụ.
Chuyện về nữ thủ lĩnh trục vớt tàu
30/11/2019
(CMO) Là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng bà lại chọn cho mình cái nghề ngụp lặn dưới lòng sông sâu, được nhiều người trong nghề nể trọng vì cuộc đời bà gắn với nhiều lần trục vớt chiến hạm, tàu chiến, thậm chí cả xác người.
Chuyện ông Tám Lý
08/11/2019
(CMO) “Ở đời, giúp nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn là quý nhất, phải không cháu? Cần gì giàu có mới giúp được cho người, khả năng mình có bao nhiêu giúp bấy nhiêu. Quan niệm của chú là trao cần câu chứ không trao con cá”. Đó là suy nghĩ của ông Huỳnh Công Lý (Tám Lý) Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.
Những ánh than hồng
04/11/2019
(CMO) Mặt trời đã cao hẳn ngọn tre, tạm cấy tràm thuê xong phần đất của ngày hôm nay, vợ chồng chị Thưởng mới về đến nhà. Bữa cơm trưa vội vã, đơn sơ, với các món cây nhà lá vườn được dọn lên nhanh chóng để kịp no lòng đôi vợ chồng trẻ và hai đứa con thơ. Lùa vội miếng cơm, chị Thưởng lại hối hả ra chòi, canh lửa, chăm coi mấy mẻ than. Đã quen với công việc này không biết bao nhiêu năm, vậy mà, khói lửa, bụi nghi ngút cũng làm mắt người phụ nữ dạn dày sương gió này cay xè.