Giúp người không phân chia ranh giới
16/10/2018
(CMO) Từ suy nghĩ nhân văn trên, thời gian qua, các thành viên Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Phường 8, TP. Cà Mau đã làm được rất nhiều việc giúp đỡ cộng đồng, không chỉ trong địa bàn phường mà cả trong và ngoài tỉnh, góp phần không nhỏ vào công tác an sinh xã hội.
Sức bật nghị quyết chuyên đề
18/09/2018
(CMO) Tại Cà Mau, việc vận dụng, xây dựng và triển khai các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là các nghị quyết chuyên đề của từng địa phương cho thấy nhiều cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn và hợp tình, hợp lý. Loạt bài “Sức bật nghị quyết chuyên đề” chính là những ghi nhận chân thực, sinh động về Đảng bộ huyện Phú Tân, một huyện nghèo của Cà Mau đã vươn lên từ những nghị quyết chuyên đề.
Nặng nghiệp chèo đò
26/08/2018
(CMO) Dù nắng hay mưa, những chuyến đò ngang sông Gành Hào, kinh Rạch Rập vẫn cứ xuôi mái chèo đưa rước khách. Hình ảnh ấy đã quá đỗi quen thuộc với người dân TP. Cà Mau. Chắc có lẽ đó cũng là những con đò chèo cuối cùng mưu sinh trên sông nước Cà Mau.
Hoài niệm chiếu Tân Thành
21/08/2018
(CMO) Đôi chiếu bông (chiếu lẫy) Tân Thành một thời khá nổi tiếng bởi đường nét hoa văn sắc sảo, chất liệu bền bỉ. Những năm gần đây, do thị trường hạn hẹp, người làm nghề dệt chiếu tại Tân Thành ngày càng ít.
Nỗi niềm xóm chạy thận
30/07/2018
(CMO) Nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo, xóm chạy thận ở Khóm 6, Phường 6, TP. Cà Mau là khu nhà trọ chật chội, ẩm thấp. Nơi đây có hàng chục hộ đều cùng cảnh ngộ phải chạy thận thường xuyên. Đối với họ, giấc mơ được hồi phục sức khoẻ luôn là điều họ phải hụt hơi theo đuổi.
Vùng đất nặng ân tình
14/07/2018
(CMO) Gần tới ngày kỷ niệm 68 năm thành lập lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) chú Năm Tặng (Phan Hữu Tặng, Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Trần Văn Thời), gọi đề nghị: “Con có thể cùng mấy chú về Khánh Lộc một chuyến không? Chú và các chú trong Hội Cựu TNXP huyện và xã Khánh Lộc dự định thăm lại vùng căn cứ và những gia đình ngày xưa đã hết lòng đùm bọc, chở che cho lực lượng TNXP”.
Mải miết bước chân thiện nguyện
28/06/2018
(CMO) Đồng hành trong nhiều chuyến từ thiện, khánh thành cầu giao thông nông thôn hay các chương trình trao học bổng cho sinh viên nghèo... do chính chị đứng ra vận động, tổ chức nên từ lâu tôi luôn dành sự ngưỡng mộ rất lớn đối với chị. Nơi nào có dấu chân chị đi qua thì y như rằng mọi khó khăn cần sự giúp đỡ sẽ được đáp ứng ngay sau đó.
Tuổi thơ quê biển
26/06/2018
(CMO) “Cha ơi, hôm nay trường con tổ chức nhiều trò chơi lắm cha, đội con thắng được 2 trò chơi luôn, tụi con được nhiều quà, bánh kẹo nữa, vui lắm!”.
Tiếng xưa vương vấn
22/06/2018
(CMO) Ngoài tuổi tám mươi, NSƯT Kim Chi vẫn nhớ hoài vùng kỷ niệm thật đẹp khi còn là một diễn viên trứ danh của Đoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau.
Nghĩa tình bài báo “Về xã 5 không”
19/06/2018
(CMO) Cách đây hơn 10 năm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân bỗng dưng nổi tiếng sau bài báo với tựa đề “Về xã 5 không” đăng trên Báo Cà Mau. Sau đó, nhiều tờ báo của cả Trung ương, địa phương, ngành tiếp tục phản ánh những khó khăn, bất cập tại xã Tân Hải (huyện Phú Tân).
"Đánh cược" với tử thần
14/06/2018
(CMO) Đê biển Tây những năm gần đây luôn trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt là những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, gây sạt lở biển ngày một nhanh hơn. Dưới sự tác động trực tiếp của sóng biển khiến rừng phòng hộ biển Tây ngày càng thu hẹp dần và có nguy cơ vỡ đê. Thế nhưng, ở đây có những con người vì mưu sinh phải sống bám khu vực phía ngoài đê, bất chấp nguy hiểm chực chờ.
Nghề hầm than đen mặt, sáng lòng
13/06/2018
(CMO) Ở Cà Mau có nghề hầm than đước đã tồn tại ngót trăm năm. Qua nhiều biến cố lịch sử, nghề này cũng thăng trầm theo thời gian. Hiện nay, nhu cầu về than đun nấu và than dùng trong công nghiệp rất lớn nên cần có hướng mở để nghề chế biến than phát triển bền vững.
Mùa chạy lở
05/06/2018
(CMO) Cuối tháng 5, đầu tháng 6 hằng năm (bắt đầu mùa mưa) là khoảng thời gian những hộ dân sống ở khu vực ven sông, ven biển luôn trong tình trạng phập phồng lo sợ bởi đã bước vào mùa sạt lở.
Mắt biển
26/05/2018
(CMO) Trên đỉnh Hải đăng, chúng tôi nhìn ra toàn cụm đảo. Một cảm xúc thật mạnh mẽ trỗi trong lồng ngực. Đây là vị trí mắt biển, là mốc định vị cho một vùng biển trời rộng lớn. Nơi đây có ngọn cờ mà thầy giáo Hiển vươn cao, là nơi ươm mầm và khởi phát phong trào cách mạng của Cà Mau.
Đường về "Xóm đảo"
19/05/2018
(CMO) Xóm đảo nằm chơi vơi giữa cửa biển Sào Lưới, thuộc ấp Sào Lưới, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân. Không biết cái tên “Xóm đảo” có tự bao giờ nhưng nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây...
Cảm nhận về Trường Sa
18/05/2018
(CMO) Lần đầu đi thăm Trường Sa. Đúng 8 giờ sáng ngày 25/4/2018, tàu xuất phát từ vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Hơn 30 giờ lênh đênh trên biển, con tàu KN 490 đưa đoàn công tác số 10 đến đảo Đá Lớn, cách vịnh Cam Ranh 286 hải lý. Sau đó, đoàn đến đảo Cô Lin, ở đây đoàn tổ chức trang trọng lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong sự kiện Gạc Ma vào ngày 14/3/1988.
Vùng khát
13/05/2018
(CMO) Mùa khô chưa qua, hàng chục ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh chưa chủ động được nguồn nước sinh hoạt. Những hộ thiếu nước hợp vệ sinh đa phần không sống tập trung mà rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Để các công trình cấp nước tập trung dẫn tới được những hộ này, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Vì vậy, giải pháp trước mắt là người dân chuẩn bị các dụng cụ chứa nước, đợi những cơn mưa đầu mùa để có nước sinh hoạt.
Du kích xã bị cho là khai man hồ sơ để hưởng chính sách thương binh
11/05/2018
(CMO) Từ việc đề nghị được cấp giấy chứng nhận bị thương bổ sung để được giám định bổ sung thêm vết thương, sau hơn 6 tháng từ khi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau có công văn yêu cầu UBND huyện xem xét, giải quyết, Trưởng Ban Chỉ đạo xác nhận người có công huyện Cái Nước kết luận bà Thái Cẩm Dân (du kích xã Hưng Mỹ, tham gia bao vây đồn Cái Múi bị thương vào ngày 5/3/1969) khai man để lập hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách thương binh. Vậy đâu là sự thật, bà Dân có khai man hồ sơ hay không? Tại sao trước đây (ngày 26/12/2016), UBND huyện Cái Nước lại cấp giấy chứng nhận bị thương cho bà?
Đời biển cạn
05/05/2018
(CMO) Những ngày biển động, cửa biển Đá Bạc gió rít nghe rõ tiếng, từng cột sóng nước đục ngầu xô bờ ì ầm... hàng chục chủ ghe ngồi nhà đưa mắt ra biển.
Sống “chạy” ở Đội 12
02/05/2018
(CMO) Bám trụ hơn 20 năm, nhiều hộ dân trong 32 hộ ở Đội 12, Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời phải đứng nhìn nhà mình trôi dần xuống biển. Đa phần họ không đủ điều kiện để xây dựng lại căn nhà mới, đành đánh liều bám trụ lại phần đất sóng gió này.
Người thương binh 6 lần dũng sĩ
28/04/2018
(CMO) Đánh tàu sắt, bắn máy bay, đánh đồn, diệt bộ binh, chống càn… Chiến đấu ở địa hình đồng bằng, trên sông rạch, vùng sình lầy, nơi rừng đước… Bị thương vẫn hăng say đánh giặc và lập được nhiều chiến công lớn… Người đang nói đến là ông Phạm Quốc Quân, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn U Minh 2.
Tháng Tư, về thăm chốn cũ
23/04/2018
(CMO) Xóm làng Trần Hợi giờ đây biết bao thay đổi. Chỉ riêng các tuyến giao thông, cộng chung toàn xã lên đến gần 100 km đường bê-tông, đường nhựa. Chúng vừa kết nối các xóm, ấp gần gũi, vừa giúp người dân vận chuyển hàng hoá nhanh hơn. Trước đó, điện lưới quốc gia đã đến hơn 90% số hộ dân trong xã.
Xóm chài chuyển mình
20/04/2018
CMO) Gò Công là ấp đặc biệt khó khăn của xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân. Thế nhưng những năm gần đây, đời sống của người dân chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.
Hẩm hiu Giá Lồng Đèn
11/04/2018
(CMO) Hầu hết người dân sống ở cửa biển Giá Lồng Đèn, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi đều trông vào từng con nước để kiếm sống. Sản vật tuỳ thuộc vào từng mùa nên mạnh ai nấy ra biển. Mấy ngày nay biển động, sóng to gió lớn nên mọi người ở nhà “nghỉ khoẻ”.
Thêm mùa mía “cháy”
09/04/2018
(CMO)Hơn 2 tháng nay, nông dân vùng mía Thới Bình như ngồi trên lửa. Cái nắng tháng 4 cũng không gay gắt bằng nỗi lo chuyện giá mía, 680-700 đồng/kg loại 9 chử đường. Nhà máy Đường Thới Bình năm nay không hoạt động, bao nhiêu hy vọng về một vụ mía “ngọt” như năm trước bỗng chốc tan tành.
Dấu xưa lưu luyến
07/04/2018
(CMO) Nhớ cách đây mấy năm, khi lần đầu thấy tượng một ông Tây trong khuôn viên trung tâm văn hoá - thể thao xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tôi thắc mắc: “Ông này là ông nào?”. Khi đó, một đồng nghiệp là dân Trí Phải thứ thiệt khều nhẹ: “Ông này là Bác sĩ Filatov, bên Nga-Xô Viết, người có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp y khoa của đồng chí Nguyễn Thiện Thành, Giáo sư, Anh hùng lao động, Thầy thuốc Nhân dân và là thân sinh của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân”. Vậy là từ những thắc mắc đầu tiên, tôi cứ tích cóp những dữ liệu có được, mỗi nơi một chút và bất ngờ nhận ra một câu chuyện đằm thắm, nhân văn. Chỉ có một điều rất tiếc là đến năm 2013, đồng chí Nguyễn Thiện Thành qua đời. Chắc rằng, ông vẫn còn mang theo rất nhiều điều chưa nói với đất và người Cà Mau.
Chuyện làm giàu của vợ chồng Sáu Đảm
31/03/2018
(CMO) Hễ mỗi lần trong xóm có đám tiệc hay nấu chè, mọi người đều chạy xuồng máy ra chợ hơn chục cây số mua bún và đường, trong khi dân xóm lại trồng lúa và mía. Gạo để làm bún và mía để làm đường bao la, vậy là vợ chồng Sáu Đảm bàn nhau mở lò bún và lò đường ở kinh Cầu Nhum. Để rồi sau đó, dân kinh Cầu Nhum và kinh Bùng Binh ăn bún và đường chảy của vợ chồng Sáu Đảm cho không mệt xỉu. Nhắc lại chuyện này, dù đã qua lâu rồi, nhiều người ở kinh Cầu Nhum và kinh Bùng Binh vẫn ôm bụng cười ngất.
Nỗi niềm xóm “tam giác vàng”
19/03/2018
(CMO) Ấp Nhà Máy C, xã Khánh Hưng, huyện Trần Thời được gọi là xóm “tam giác vàng”, bởi giáp ranh với 3 xã: Khánh Hưng, Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc. Do ở đây điện, đường chưa có nên đôi khi bà con gọi đùa là “xóm tụt hậu”.
Người phụ nữ "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”
17/03/2018
(CMO) Bỏ ngoài tai những dị nghị của mọi người, người phụ nữ này vẫn âm thầm thực hiện công việc vá lộ, làm đường, xây dựng cầu nông thôn, hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, hoàn cảnh khó khăn như những việc làm thiết thực từ lương tâm, lòng yêu thương người…