Cà Mau với mục tiêu bình thường mới - Bài 2: “Xanh” để phát triển
18/08/2021
(CMO) “Vùng xanh” được coi là vành đai đặc biệt, thực hiện song song 2 nhiệm vụ là ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài, an toàn bên trong và nhiệm vụ quan trọng khác là duy trì, khôi phục, phát triển sản xuất, tạo nguồn lực phục vụ ngược lại cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cà Mau với mục tiêu bình thường mới
17/08/2021
(CMO) LTS: Trong chuyến kiểm tra tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Cà Mau mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 Vũ Ðức Ðam đã biểu dương những kết quả quan trọng mà Cà Mau đạt được trong việc thực hiện mục tiêu kép là an toàn trước dịch bệnh và duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Ðồng thời nhấn mạnh, Cà Mau phải thiết lập, giữ vững và mở rộng “vùng xanh” an toàn trước đại dịch, tiến tới xây dựng “tỉnh xanh” và sẵn sàng cho điều kiện bình thường mới. Loạt bài “Cà Mau với mục tiêu bình thường mới” ghi nhận công tác chuẩn bị, triển khai thiết lập “vùng xanh” của các địa phương trong tỉnh. Việc thực hiện thành công chiến lược “vùng xanh” được Cà Mau xác định là chìa khoá để địa phương quay trở lại quỹ đạo phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện bình thường mới. Xanh để an toàn, xanh để ổn định và phát triển.
Trung tâm Văn hoá: Góc nhìn từ thực tiễn đầu tư - Bài cuối: Ðể Trung tâm Văn hoá hoạt động hiệu quả
12/08/2021
(CMO) Trung tâm Văn hoá - Thể thao - Học tập cộng đồng (Trung tâm Văn hoá) được xem là cơ sở “3 trong 1”, vừa là hội trường đa năng, vừa là trung tâm học tập cộng đồng, vừa là trung tâm văn hoá - thể thao, thì phải thu hút được đa dạng tầng lớp Nhân dân đến dự hội nghị, hội thảo, hội thi, sinh hoạt câu lạc bộ, học tập cộng đồng… Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, đa phần các trung tâm văn hoá (TTVH) phục vụ nhiệm vụ chính trị, chứ chưa thật sự quan tâm việc người dân đến sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
Trung tâm văn hoá: Góc nhìn từ thực tiễn đầu tư - Bài 2: Xây dựng trung tâm để đủ điều kiện công nhận nông thôn mới
11/08/2021
(CMO) Trong 19 tiêu chí để một địa phương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) có tiêu chí số 6: trung tâm văn hoá (TTVH) phải đạt chuẩn của Bộ VH-TT&DL. Tiêu chí này, một mặt góp phần thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, mặt khác tạo điều kiện giúp người dân nông thôn nâng cao mức thụ hưởng văn hoá, tinh thần, khắc phục tình trạng chênh lệch mức hưởng thụ văn hoá của người dân thành thị với nông thôn. Tuy nhiên, nhiều công trình sau khi được xây dựng chưa phát huy hiệu quả, dường như chỉ để đảm bảo đủ tiêu chí xây dựng NTM.
Trung tâm văn hoá: Góc nhìn từ thực tiễn đầu tư
11/08/2021
(CMO) LTS: Khi số lượng trung tâm văn hoá - thể thao - học tập cộng đồng (gọi tắt là trung tâm văn hoá) tăng lên thì hiệu quả hoạt động lại có phần đi xuống. Việc xây dựng và vận hành các thiết chế văn hoá mới chỉ đáp ứng được phần bên ngoài, nên nhiều công trình có vốn đầu tư hàng tỷ đồng xây lên chỉ để đủ điều kiện đạt chuẩn xã nông thôn mới, gây lãng phí cùng nhiều ý kiến trái chiều trong Nhân dân. Ðiều đặc biệt quan tâm, nhiều trung tâm văn hoá xếp hạng trung bình và yếu nhiều năm liền nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Ban chủ nhiệm lại chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm trong việc điều hành, tổ chức trung tâm với nhiều lý do khác nhau. Phóng viên báo Cà Mau đã có nhiều cuộc phỏng vấn và trao đổi với lãnh đạo địa phương, ngành chức năng về góc nhìn từ thực tế đầu tư các trung tâm văn hoá trong toàn tỉnh.
Bâng khuâng nhớ bóng hàng cau
06/08/2021
(CMO) Mấy ngày gần đây, tôi đã đọc nhiều bài viết đầy xúc động của bạn bè trên mạng xã hội. Họ, vì lệnh giãn cách mà không thể về quê giỗ cha mẹ, hay ông bà. Dịch Covid thật ghê gớm, nó không chỉ bào mòn thể xác, mà còn làm tổn thương tâm hồn con người một cách âm thầm, dai dẳng.
Dừa khô rụng xuống bên hè
31/07/2021
(CMO) Cà Mau những ngày giãn cách, chỉ có thể diễn tả bằng hai tiếng “buồn hiu”. Thời gian như trôi chậm lại. Không khí sôi động, hối hả thường ngày nhường chỗ cho một không gian trầm lắng đến nao nao.
Ngành Công an bứt phá 3 nhiệm vụ lớn - Bài cuối: Chiến công trong đấu tranh phòng, chống ma tuý
29/07/2021
(CMO) Trực tiếp trên trận tuyến đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý, từng phút, từng giờ đối mặt với hiểm nguy, nhưng các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (CSÐTTPVMT), Công an tỉnh Cà Mau luôn bền gan, vững chí, làm tốt vai trò chủ công trận tuyến, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn gieo rắc “cái chết trắng”.
Ngành Công an bứt phá 3 nhiệm vụ lớn - Bài 2: Toàn tâm, toàn lực cấp căn cước công dân
28/07/2021
(CMO) Tận dụng lực lượng, phương tiện, phát huy hết công suất, không kể ngày hay đêm, ngày nghỉ hay lễ, Tết, gần 7 tháng qua, lực lượng làm nhiệm vụ cấp căn cước công dân (CCCD) trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã nỗ lực làm việc với chất lượng, hiệu quả cao nhất song song với nhiệm vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19…
Ngành Công an bứt phá 3 nhiệm vụ lớn
27/07/2021
(CMO) LTS: Vừa nỗ lực tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiếp tục nỗ lực cấp 977.882 lượt căn cước công dân (CCCD) cho bà con trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu Bộ Công an đề ra gắn với đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh; lực lượng Công an tỉnh Cà Mau còn xuất sắc lập nhiều chiến công trong công tác đấu tranh, bài trừ tệ nạn ma tuý… Ðây là 3 trong rất nhiều nhiệm vụ được lực lượng Công an tỉnh Cà Mau nỗ lực bứt phá và “ghi điểm” giữa mùa dịch.
Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư - Bài cuối: Mạnh dạn “lột xác”
22/07/2021
(CMO) Cà Mau là tỉnh được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, lợi thế thu hút nhà đầu tư, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều bất lợi từ điều kiện tự nhiên. Do đó, việc khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại, cải tiến, đổi mới cơ chế chính sách, phương pháp quản lý là giải pháp hữu hiệu nhất để lấp đi những bất lợi của điều kiện tự nhiên nhằm thu hút, mời gọi được nhiều nhà đầu tư đến với Cà Mau.
Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư - Bài 2: Vướng mắc từ sự... trông chờ
21/07/2021
(CMO) Chính yếu tố trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ các cơ quan Nhà nước nên trong giải quyết công việc không kiên trì, thiếu kiên quyết, không sáng tạo, gặp khó là chùn bước, chờ đợi…, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thu hút đầu tư, là tác nhân khiến nhiều dự án đang triển khai chậm tiến độ dù chỉ còn một vài vướng mắc rất nhỏ.
Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư
20/07/2021
(CMO) Tổng giá trị khoảng 50.000 tỷ đồng là con số cho thấy quy mô nền kinh tế của tỉnh còn rất hạn chế so với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Ðể tăng trưởng nhanh về quy mô, đầu tư công và mời gọi đầu tư từ các doanh nghiệp là 2 lĩnh vực rất cần và rất quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, để 2 lĩnh vực này thu hút được đầu tư cao, việc cải cách toàn diện từ cơ chế chính sách cho đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước là giải pháp cần được tiến hành đầu tiên.
Vi phạm về môi trường diễn biến phức tạp
19/07/2021
(CMO) Ðó là một trong những nhận định quan trọng của Ðại tá Phạm Minh Luỹ, Phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau khi trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Cà Mau về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường và những dự báo.
Phát triển không đánh đổi môi trường - Bài cuối: Cần giải pháp khoa học
14/07/2021
(CMO) Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời có đến 2/3 dân cư cất nhà sinh sống ven sông. Vấn đề rác sinh hoạt và những hệ luỵ đi kèm là bài toán khó chưa có lời giải. Ðây cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong tỉnh.
Phát triển không đánh đổi môi trường - Bài 2: Huê lợi và “lỗ hổng” quản lý
13/07/2021
(CMO) Với cái nhìn tổng thể, đã qua, công tác quản lý Nhà nước đối với một số ngành nghề cho lợi nhuận cao chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng hành nghề tự phát, không theo quy hoạch, thậm chí gây ỗ nhiễm môi trường. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xử lý sau này cũng như tạo dư luận không tốt, gây nhiều bức xúc trong Nhân dân. Nuôi chim yến và những hệ luỵ đi kèm là góc nhìn rõ nhất về vấn đề này.
Phát triển không đánh đổi môi trường
13/07/2021
(CMO) LTS: Tuy công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; song, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ đô thị hoá nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, một số nơi có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững của tỉnh. Loạt bài "Phát triển không đánh đổi môi trường" góp thêm góc nhìn về thực trạng môi trường từ thành thị đến nông thôn; từ sản xuất, nuôi trồng đến chế biến... trên địa bàn tỉnh và hướng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, với quyết tâm "không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế".
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài cuối: Để ngư dân không đơn độc
08/07/2021
(CMO) Những chính sách hỗ trợ khai thác thuỷ sản được ví như “chiếc phao” cùng ngư dân vượt trùng khơi ra biển cả. Không chỉ hỗ trợ thêm điều kiện để phát triển khai thác thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững hơn mà những chính sách ấy còn mang lại niềm tin vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước.
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài 2: Nhiều chính sách chưa sát thực tiễn
07/07/2021
(CMO) Cùng với Nghị định 67/2014, hơn 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trên lĩnh vực thuỷ sản, trong đó có những chính sách đặc thù cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản (một số chính sách hỗ trợ chung). Số lượng chính sách ra đời đã hạn chế, việc tiếp cận, thực hiện, phát huy của ngư dân đối với những chính sách này còn là câu chuyện khó hơn.
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài 1: Nỗi buồn “tàu 67”
06/07/2021
(CMO) LTS: Cà Mau với 3 mặt giáp biển, ngư trường khai thác rộng lớn. Ðây là điều kiện quan trọng để địa phương đẩy mạnh khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển. Theo đó, hơn 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Một số chính sách mang lại hiệu quả, niềm tin cho bà con ngư dân Cà Mau. Tuy nhiên, việc tiếp cận, thực hiện các chính sách trên lĩnh vực này đối với ngư dân Cà Mau vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, bất cập, nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía.
Ký ức đường bộ Cà Mau
01/07/2021
(CMO) Cà Mau thời xa xưa, ngoài trục lộ Ðông Dương, tức Quốc lộ 4 cũ, nay là Quốc lộ 1, còn có một số tuyến lộ Cà Mau - Tân Lộc, Thới Bình - Huyện Sử, Tân Duyệt - Tân Ðức, Cái Nước - Ông Phụng - Chà Là… Hầu hết các tuyến đường bộ ở Cà Mau đều bị chiến tranh tàn phá…
Thổn thức với nghề
18/06/2021
(CMO) Tôi đã đi qua một đoạn đường hơn 10 năm với nghề báo, chẳng là gì so với các đấng bậc dạn dày. Nhớ lúc mới vô nghề, về quê, ai cũng ngó mình rồi đọc “thần chú”: “Nhà văn nói láo. Nhà báo nói thêm”. Thôi cũng kệ. Nhớ có lần gặp một chú người quen, nguyên là Phó chủ tịch UBND một huyện bị kỷ luật vì bị báo chí phanh phui vi phạm, ông nhìn tôi bằng cái cười cợt chua cay: “Con tao, tao không bao giờ cho đi làm nghề báo. Toàn đút củi, móc lò”. Ờ, thôi cũng kệ, chớ biết sao giờ. Nghề nào không là một nghề. Vả lại, nghề báo có đâu như những cách nhìn đời chỉ qua một bên lỗ tai và một bên con mắt.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài cuối: Khi rừng trở thành... vàng
16/06/2021
(CMO) Sự thay đổi cơ chế cùng nhiều chính sách khuyến lâm, khuyến nông của Nhà nước giúp người dân trong lâm phần rừng U Minh Hạ đẩy lùi cái nghèo để vươn lên khá giàu. Rừng U Minh giờ đây không còn là nơi nương náu của những người có hoàn khó khăn, không tư liệu sản xuất, mà đã tạo nên sức hút với cả doanh nghiệp, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều thành phần trong xã hội.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài 2: Hiện thực hoá giấc mộng “rừng vàng”
15/06/2021
(CMO) Khi tiềm năng được khai thác đúng hướng, khát vọng đổi đời được khơi dậy đúng lúc đã tạo nên sức mạnh giúp người dân trong lâm phần rừng U Minh thực hiện thắng lợi giấc mộng “rừng vàng”. Ðể giờ đây mỗi lần về lại U Minh, không ít người phải thốt lên trong sự ngỡ ngàng về những đổi thay mau chóng.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài 1: Từ giấc mơ đổi đời
14/06/2021
(CMO) “Túi nghèo”, “vùng trũng” hay như “rừng sâu nước độc”… là những từ mà mọi người từng nói về rừng U Minh Hạ. Xứ rừng U Minh Hạ trước đây là nơi mà hàng ngàn hộ dân nghèo, không đất, không tư liệu sản xuất từ nhiều nơi khác chọn làm chốn nương náu tìm kế mưu sinh. Chính lẽ đó, không quá khó để lý giải vì sao nơi đây từng được biết đến là vùng đất của sự nghèo khó. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn ấy giờ chỉ còn là ký ức, những quyết sách mới của Nhà nước đã "cởi trói" cho người dân sống dưới tán rừng U Minh Hạ, giúp những hộ dân nơi đây đẩy lùi cái nghèo, vươn lên khá giàu.
Tấm lòng với đồng đội
04/06/2021
(CMO) Ai đã từng có dịp đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau, sẽ dễ dàng nhìn thấy ngôi mộ tập thể lớn án ngữ ở vị trí gần như trung tâm của nghĩa trang hiện nay. Ngôi mộ có từ bao giờ? Tại sao lại là mộ tập thể? Những người anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ là ai? Câu hỏi đó cứ thôi thúc chúng tôi tìm kiếm các thông tin liên quan. Rồi cơ may đã đến. Trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc với thương binh 3/4 Lâm Anh Lữ, nguyên Thị đội phó Thị đội Cà Mau, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn K8 thời điểm giải phóng thị xã Cà Mau, những thông tin liên quan về ngôi mộ tập thể ấy dần hé mở.