Giữ đê, để cuộc sống an toàn
23/09/2021
(CMO) “Mỗi nhân viên của hạt đê điều giám sát 3 km đê. Những ngày nắng cũng như ngày mưa, đơn vị luôn bố trí lực lượng trực, mùa mưa bão thì tăng cường thêm lượt”, ông Bùi Quốc Nam, Phó hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều tỉnh Cà Mau, cho hay.
Ứng phó sạt lở ven sông
22/09/2021
(CMO) Một số xã trên địa bàn huyện Ðầm Dơi như: Tân Tiến, Tân Thuận, Thanh Tùng, Nguyễn Huân… thường xuyên bị sạt lở đất ven sông, triều cường dâng cao, gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Ðầm Dơi đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, với mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại do triều cường, mưa bão, thiên tai gây ra.
Dựa vào dân để bảo vệ dân
09/09/2021
(CMO) Là xã cách xa trung tâm huyện, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, do đó, công tác phòng, chống lụt bão, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi chủ yếu là dựa vào sức dân.
Ðồng lòng chống sạt lở
02/09/2021
(CMO) Những năm gần đây, tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển diễn ra ngày càng nghiêm trọng, khiến hàng ngàn hộ dân sinh sống ở những khu vực này thấp thỏm lo âu. Trong khi chính quyền địa phương đang ra sức tìm giải pháp căn cơ để khắc phục thì người dân cũng đã nâng cao ý thức, có nhiều biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho gia đình.
Bảo vệ “vành đai xanh”
26/08/2021
(CMO) Khôi phục và giữ rừng phòng hộ ven biển là giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, nhất là tình trạng sạt lở. Theo đó, thời gian qua, nhiều giải pháp nhằm từng bước khôi phục rừng phòng hộ đã được triển khai dọc dài bờ biển từ Ðông sang Tây.
Nỗi ám ảnh sạt lở
19/08/2021
(CMO) Mỗi khi vào mùa mưa bão, cụm từ “sạt lở” lại trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân. Hàng ngàn hộ dân sống ven nhiều tuyến sông lại rơi vào cảnh thấp thỏm, bất an trước sự đe doạ cả tính mạng và tài sản đến từ sạt lở.
Bảo vệ tài sản mùa mưa bão
11/08/2021
(CMO) Mưa lớn kèm theo dông lốc, gió giật mạnh, là những hiện tượng thời tiết thường xuyên xảy ra trong mùa mưa bão, hàng năm đều gây thiệt hại không nhỏ về nhà cửa và cả sản xuất của người dân. Do đó, việc chằng chống nhà cửa kịp thời và đúng cách đang là một trong những giải pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại do thiên tai.
Chủ động ứng phó thiên tai
05/08/2021
(CMO) Thời gian qua, huyện Thới Bình chịu không ít thiệt hại do thiên tai, lốc xoáy. Ðể hạn chế những thiệt hại này, huyện chủ động xây dựng phương án phòng chống phù hợp với từng địa bàn xã, thị trấn; chuẩn bị chu đáo các điều kiện về cơ sở vật chất, lực lượng tham gia, phấn đấu giảm thấp nhất những thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trong mùa mưa bão.
Cảnh báo sạt lở bờ sông
25/07/2021
(CMO) Khi mùa mưa đến, bên cạnh những dòng nước tắm mát cho vùng khô hạn, người dân thiếu nước sạch có cơ hội trữ nước sinh hoạt thì tại một số vùng ven biển, ven sông, lại là nỗi ám ảnh thường trực bởi tình trạng sạt lở đến hẹn lại lên. Nỗi trăn trở từ các cấp lãnh đạo địa phương mỗi năm là một câu chuyện khác nhau, còn người dân sống trên những bờ đất mong manh ấy vẫn thấp thỏm nỗi lo sập nhà, mất đất.
Tiếp tục hộ đê biển Tây khẩn cấp
15/07/2021
(CMO) Cơn bão số 2 đã qua, thế nhưng hệ luỵ mà nó để lại là hàng loạt điểm sạt lở dọc theo đê biển Tây. Những ngày qua, một số đoạn trên tuyến đê này tiếp tục bị sóng biển uy hiếp, áp sát thân đê, công tác hộ đê đang được thực hiện tích cực.
Xử lý sự cố đê biển: Tiền đã có mà chưa triển khai
13/07/2021
(CMO) Ðoạn đê trên 14 km từ cửa Hương Mai đến Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh) là tuyến đê kiên cố bằng giải pháp công trình đầu tiên của tỉnh. Sau thời gian đưa vào sử dụng, đoạn đê này xảy ra hiện tượng nứt, tạo thành khe chạy dài giữa mặt đường, sụp lún và sạt về hai bên. Thực tế này không những ảnh hưởng đến sự an toàn đê biển mà còn ảnh hưởng giao thông trên tuyến.
Thiên tai tiếp tục gây thiệt hại
10/07/2021
(CMO) Liên tiếp trong những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, mưa nhiều, nước dâng cao đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại các tuyến sông, bờ biển…
Gian nan “cuộc chiến” chống sạt lở
08/07/2021
(CMO) Hơn 30 năm hình thành cũng là ngần ấy năm cuộc chiến giữ đất, giữ rừng ven đê biển Tây không phút nào ngơi nghỉ. Hàng ngàn tỷ đồng kèm theo hàng loạt các giải pháp từ công trình cho đến phi công trình đã được triển khai dọc theo chiều dài của đê, thế nhưng, đến nay hồi kết vẫn chưa ai dám khẳng định là khi nào.
Báo động sạt lở bờ biển Ðông
06/07/2021
(CMO) Trong khi Trung ương và tỉnh tập trung nguồn lực ứng phó tình hình sạt lở trên tuyến biển Tây, thời gian gần đây, hàng trăm héc-ta đất rừng phòng hộ ven tuyến bờ biển Ðông đã bị sóng biển cuốn trôi, nhất là tại các cửa sông, cửa biển, khu dân cư ven biển, hạ tầng xây dựng bị uy hiếp. Thực trạng này đang diễn tiến ngày càng nguy cấp hơn khi tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp.
Biển Tây mùa mưa bão
30/06/2021
(CMO) Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, người dân sống ở đê biển Tây lại lo lắng, liệu những đoạn đê đang được gia cố có chịu nổi với những cơn sóng dữ hay không, vì họ sống ở trong đê, xem đê như nhà mình.
Ứng phó thiên tai ở thế chủ động
30/06/2021
(CMO) Do đặc thù người dân tập trung ven 2 bên bờ cửa biển, ven các cửa sông với điều kiện nhà cửa chủ yếu là bán kiên cố và nhà cấp 4… nên thị trấn Cái Ðôi Vàm là một trong những địa phương phải chịu thiệt hại rất lớn khi bão đổ bộ vào đất liền. Ðể chủ động ứng phó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn đã chủ động xây dựng các phương án dự phòng cho tình huống xấu nhất.
Huyện Năm Căn: Nhiều địa phương tiếp tục xảy ra sạt lở
15/06/2021
(CMO) Tối 12 và rạng sáng 13/6, trên địa bàn xã Tam Giang và thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất ven sông, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế và sinh hoạt của người dân.
Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi ứng phó thiên tai
10/06/2021
(CMO) Huyện Trần Văn Thời kết hợp với các ngành liên quan cấp trên tăng cường xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, giúp bà con nông dân chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bức bách chống sạt lở mùa mưa
31/05/2021
(CMO) Bước vào mùa mưa, bước vào những nỗi lo khó dự báo trước. Ngoài dông lốc, sét, sạt lở là nỗi ám ảnh của người dân sống quanh khu vực ven sông, ven biển. Những ngôi nhà sụp xuống sông chỉ trong vài phút, những đoạn lộ dài vài chục mét bỗng chốc không còn. Vượt trên nỗi lo thiệt hại về tiền của, là nỗi phập phồng lo sợ sự nguy hiểm cho tính mạng.
Cơ cấu sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu
27/05/2021
(CMO) Những năm gần đây, trước tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), nhất là hiện tượng xâm nhập mặn đã khiến vùng sản xuất theo hệ sinh thái ngọt của tỉnh ngày một thu hẹp. Do đó, việc chuyển đổi loại hình sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với điều kiện từng địa phương, song song với đó là đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, công trình thuỷ lợi đáp ứng sản xuất để thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững hệ sinh thái ngọt là việc làm bức thiết.
Chủ động tiếp cận, thích ứng biến đổi khí hậu
20/05/2021
(CMO) Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và chủ động phòng chống, hạn chế các tác động của triều cường, sạt lở, sụp lún, ngập úng đô thị, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn..., là những yêu cầu quan trọng trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cư dân ý thức bảo vệ rừng
26/04/2021
(CMO) Vài cơn mưa đầu mùa đổ xuống, làm hạ nhiệt cái nóng trên đất lâm phần U Minh. Song, chưa thể giảm bớt nỗi lo của người dân nơi đây, khi rừng vẫn còn trong tình trạng báo động nguy cơ cháy cấp 3, cấp 4.
Tâm tình người giữ rừng
20/04/2021
(CMO) Bước vào mùa khô, cũng là lúc lực lượng giữ rừng bận rộn, vừa tập huấn, thực hành, vừa tuần tra, canh rừng bất kể ngày đêm... Có trải qua cảm giác đi dưới cái nắng gắt, ướt mồ hôi khi len lỏi giữa những cánh rừng mới cảm thấy thương và quý mến tinh thần lạc quan, đầy trách nhiệm của những người từng ngày âm thầm góp sức giữ cho rừng màu xanh bất tận.
Quyết tâm giữ rừng
13/04/2021
(CMO) Những ngày qua, nắng nóng kéo dài, kèm theo gió mạnh làm cho mực nước dưới các cánh rừng trên địa bàn huyện U Minh rút nhanh, hệ thống dây leo bắt đầu khô héo, cấp dự báo báo cháy rừng cũng tăng lên từng ngày, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Trước tình hình trên, các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương án được cấp trên phê duyệt, với quyết tâm bảo vệ rừng an toàn.
Sẵn sàng phòng cháy, chữa cháy rừng
29/03/2021
(CMO) Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 164.642 ha, trong đó diện tích có rừng 96.113 ha. Mùa khô, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Ðể giúp độc giả có thêm thông tin về công tác PCCCR mùa khô 2020-2021, phóng viên báo Cà Mau vừa có cuộc trao đổi với Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau Trần Văn Hùng.
Trăn trở bài toán "thuận thiên"
25/03/2021
(CMO) Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (Nghị quyết 120), sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 tại Cà Mau, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Phóng viên báo Cà Mau có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân về vấn đề này.
Phát triển hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu
22/03/2021
(CMO) Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ là thực hiện phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong đó phải lấy con người làm trung tâm, sự phát triển là để phục vụ người dân. Tỉnh Cà Mau thời gian qua đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để thực hiện hiệu quả nghị quyết này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.
Trường Sa trong lòng thành phố
13/11/2020
(CMO) Tôi chưa được đến Trường Sa để được cảm nhận không gian biển đảo với những vẻ đẹp rạng rỡ đầy màu sắc của biển, của nắng gió, mây trời, nhưng chỉ những khoảnh khắc bất chợt về Trường Sa nơi Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Cà Mau đã gợi lên những cảm nhận về biển đảo máu thịt, thiêng liêng và gần gũi như hơi thở cuộc sống mỗi ngày.
Những chuyến xe đêm
10/07/2020
(CMO) Ngày trước, cách nay cũng chưa lâu, không ai có thể nghĩ rằng những người sống ở huyện của Cà Mau như Thới Bình, U Minh, hay Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi… buổi chiều còn thong dong lo công việc vuông tôm, ruộng rẫy ở nhà, nhưng sáng sớm hôm sau đã có thể có mặt tại Sài Gòn rồi! Giờ thì chuyện ấy thật bình thường. Vẫn khoảng cách địa lý không có gì thay đổi, nhưng đường sá mở rộng và giao thông thuận tiện đã làm cho Cà Mau như gần thêm với thành phố.
Phát triển thương hiệu góc nhìn từ vải thiều Bắc Giang
07/07/2020
(CMO) Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản là hướng đi đúng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện Cà Mau đã xây dựng, bảo hộ được nhiều nhãn hiệu tập thể như: mật ong U Minh Hạ, cá khô bổi U Minh, tôm khô Rạch Gốc, cua Năm Căn, mắm lóc Thới Bình, cá chình - cá bống tượng Tân Thành, bồn bồn Cái Nước, cá khoai Cái Đôi Vàm, chuối khô Trần Hợi, bánh phồng tôm Mũi Cà Mau... Nhưng thực tế mặc dù đã xây dựng được nhãn hiệu nhưng việc phát triển các sản phẩm đặc sản Cà Mau gặp không ít khó khăn do thị trường tiêu thụ chưa ổn định; nhiều sản phẩm hàng hoá chưa đáp ứng yêu cầu thị trường; vùng sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt tình trạng được mùa mất giá vẫn diễn ra.