Gần 80% chiều dài bờ biển Đông Cà Mau bị sạt lở
06/09/2022
(CMO) “Trong 107 km bờ biển Đông ở Cà Mau thì hiện có khoảng 82,3 km bị sạt lở”, ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin.
Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời
03/09/2022
(CMO) Tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ngày càng nghiêm trọng không theo quy luật tự nhiên đã tác động trực tiếp đến đời sống, sinh kế của người dân và mất nhiều diện tích đất rừng phòng hộ.
Tốc độ mất rừng nhanh hơn nhiều so với trồng rừng
31/08/2022
(CMO) Dù đã đầu tư nguồn lực rất lớn xây dựng hệ thống đê, đặc biệt là kè phá sóng với mục tiêu gây bồi tạo bãi, bảo vệ đai rừng phòng hộ vốn còn khá mong manh, tuy nhiên rừng ven biển Tây Cà Mau vẫn tiếp tục mất đi với diện tích khá lớn, rất nhiều vị trí đã mất trắng.
Chủ động thích ứng thiên tai
18/08/2022
(CMO) Thiệt mạng 1 người, thiệt hại hơn 26 tỷ đồng do tác động của thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh đã phải công bố tình huống khẩn cấp đối với sạt lở đê biển Tây… Thực trạng này cho thấy, những dấu hiệu khốc liệt và bất thường của thời tiết, thiên tai.
Bài học từ thiên tai
11/08/2022
(CMO) Nằm ven biển Tây, huyện Phú Tân có bờ biển dài hơn 37 km, 6 cửa sông thông ra biển gồm: Cái Đôi Vàm, Gò Công, Công Nghiệp, Cái Cám, Mỹ Bình và Sào Lưới; có 550 phương tiện làm nghề đánh bắt trên biển và nhiều khu dân cư ven biển. Từ đặc điểm này cho thấy, Phú Tân là nơi dễ bị ảnh hưởng khi có mưa bão, dông lốc xảy ra. Chính vì vậy, nâng cao ý thức và kỹ năng về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai là việc làm quan trọng của cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân, nhất là trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay.
Khôi phục rừng phòng hộ
12/07/2022
(CMO) Kiên quyết bảo vệ diện tích rừng hiện tại, tìm mọi giải pháp để tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển là những gì thể hiện rõ nhất nỗ lực, quyết tâm của Cà Mau trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng suốt những năm qua.
Biển lở
31/05/2022
(CMO) Ngồi tựa trên ngôi nhà sắp bị biển nuốt chửng của mình, ông Thái Văn Thái, ấp Kinh Ðào Ðông, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, thở dài: “Từ hồi đầu mùa mưa tới giờ, vợ con, cháu chắt của tôi dọn đồ đi ở nhờ nhà bà con phía trong xóm, chỉ còn mình tôi ở lại đây, cầm cự được ngày nào hay ngày đó”.
Xây dựng phương án ứng phó thiên tai
26/04/2022
(CMO) Mùa mưa năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã chính thức bắt đầu vào những ngày cuối tháng 3, đến sớm hơn trung bình nhiều năm hơn 1 tháng. Theo đó, dự báo về thời tiết nguy hiểm, cực đoan trong mùa mưa, bão cũng được cảnh báo sớm hơn để người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.
Khi nước sạch về vùng khô hạn
24/02/2022
(CMO) Những năm qua, Cà Mau đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình, dự án đưa nước sạch về các vùng nông thôn gặp khó khăn do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước vào mùa khô.
Ứng phó hạn và xâm nhập mặn
23/02/2022
(CMO) “Hạn hán, xâm nhập mặn” cụm từ đã trở thành nỗi trăn trở của chính quyền địa phương, nỗi ám ảnh của người dân, nhất là vùng ngọt trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm gần đây. Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn hiện tại và trong tương lai là bài toán đang cần lời giải.
Giảm thiệt hại do thiên tai - Trách nhiệm của cộng đồng
30/12/2021
(CMO) Mưa bão, triều cường, sạt lở đất ven sông, thời tiết nguy hiểm trên biển… đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh, bởi nó gây ra nhiều thiệt hại cả về tài sản và tính mạng của người dân.
Ðoàn kết ứng phó thiên tai
23/12/2021
(CMO) Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong dân là một trong những giải pháp quan trọng được thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời thực hiện để phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Mỗi năm, Cà Mau mất khoảng 200 ha đất rừng ven biển
18/12/2021
(CMO) “Ven biển Đông không có hệ thống đê, nên tình hình sạt lở hiện đang diễn biến rất nghiêm trọng. Nếu không kịp thời có giải pháp trong đầu tư hệ thống kè bảo vệ bờ thì mỗi năm mất đi khoảng 200 ha”, ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở NN&PTN tỉnh Cà Mau, thông tin.
Thích ứng rủi ro
09/12/2021
(CMO) Chủ động ứng phó, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành, đó là tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trước diễn biến của các kỳ triều cường những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.
“Phòng thủ chủ động” giảm thiệt hại thiên tai
02/12/2021
(CMO) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường theo chiều hướng cực đoan là điều gần như ai cũng thấy. Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất, dông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn… xảy ra thường xuyên hơn trên phạm vi ngày một rộng, với mức độ nguy hiểm mỗi lúc một gia tăng. Thiên tai thời gian qua đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cả về con người và kinh tế. Sau những đợt thiên tai, chính quyền các cấp và người dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để khắc phục hậu quả, thậm chí có những thiệt hại không thể khắc phục được.
Mùa nước biển dâng
21/11/2021
(CMO) Vào mùa gió chướng, vùng biển Ðông Cà Mau từ Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi) đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển) phải gánh chịu nhiều đợt triều cường với những trận sóng to, gió lớn làm nước biển dâng, gây sạt lở nghiêm trọng đến đất rừng phòng hộ ven biển.
Ứng phó thiên tai, hiệu quả nhất là chủ động
18/11/2021
(CMO) Thiên tai sẽ tập trung cao điểm trong tháng 10, tháng 11 và nửa đầu tháng 12/2021, đó là nhận định xu thế diễn biến thiên tai của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trong năm 2021 này. Trong khoảng thời gian này, nguy cơ bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập úng... có thể xảy ra liên tiếp.
Cà Mau mất gần 5 ngàn ha rừng ven biển
15/11/2021
(CMO) Giai đoạn 2011-2020, Cà Mau mất 4.950 ha đất rừng ven biển, nguyên nhân được cho là do tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (triều cường cao, thiên tai), làm cho tình hình sạt lở ven biển thêm diễn biến phức tạp, trải rộng từ Đông sang Tây.
Chủ động trước triều cường
11/11/2021
(CMO) Cứ vào con nước trong các tháng cuối năm, triều cường lại lên cao. Không ngoài quy luật ấy, con nước triều những ngày đầu tháng 11 này, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh chạm mốc báo động 3 (1,5 m) gây ngập, nhất là các xã ven biển Ðông.
Ngăn sạt lở ven sông cần giải pháp lâu dài
10/11/2021
(CMO) Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông trên địa bàn xã Việt Thắng (huyện Phú Tân) xảy ra ngày càng trầm trọng. Những đoạn lộ sụp lún rồi chia thành nhiều khúc, dù đã được làm bờ kè gia cố nhưng đất vẫn bị sạt lở, ăn sâu. Sạt lở luôn là nỗi trăn trở thường trực của người dân và chính quyền địa phương.
Ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng
04/11/2021
(CMO) Cùng với tất cả các ngư cụ, các vật dụng cần thiết khác cho chuyến ra biển đánh bắt cá cơm, chiếc áo phao, can dầu được ông Hai Khâm nhanh chóng và cẩn thận cho vào hộc đựng. "Giờ đây, nó là vật bất ly thân khi ra biển”, ông Hai Khâm chia sẻ.
Chủ động phòng ngừa thiên tai
03/11/2021
(CMO) Những năm gần đây thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và sự an toàn tính mạng của người dân. Mặc dù ngành chức năng đã có nhiều biện pháp phòng, chống, nhưng thiệt hại do thiên tai gây ra ngày càng có xu hướng tăng. Ðặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm triều cường, mưa bão, lốc xoáy liên tiếp xảy ra.
An toàn trước thiên tai
28/10/2021
(CMO) Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng..., đó là những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Cà Mau.
Nỗi lòng xứ biển
21/10/2021
(CMO) Mùa gió Nam, mùa của bao âu lo thường trực của cư dân ven biển. Từ chuyện làm nghề để mưu sinh cho đến phập phồng trước thiên tai bất chợt. Mưa bão, lốc xoáy, nước biển dâng, sạt lở. Khó khăn, hiểm nguy rình rập nhưng bao cư dân ven biển vẫn bám trụ để sinh nhai. Với họ, dường như đó là lựa chọn duy nhất.
Mưa bão và những hệ lụy
19/10/2021
(CMO) 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 3 thuyền viên bị mất tích trên biển, 3 người chết, 5 người bị thương. Hơn 28 km lộ giao thông và gần 500 ha nuôi trồng thuỷ sản bị ngập, tràn; 132 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài trên 2.800 m (trong đó có 845 m lộ bê-tông, 60 m bờ kè, 100 m lộ cấp VI); 3 vị trí bờ biển bị sạt lở với chiều dài 1.900 m; 829 căn nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng… Ước thiệt hại do thiên tai gây ra trên 8,3 tỷ đồng.
An toàn của người dân là trọng tâm
14/10/2021
(CMO) Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây ra thiệt hại hơn 8,2 tỷ đồng, ảnh hưởng gần như trên tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất đến tài sản, nhà cửa và cả tính mạng của người dân.
Chủ động kịch bản “thiên tai - dịch bệnh”
05/10/2021
(CMO) “Phú Tân là huyện ven biển, thường bị tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai. Vì vậy, ngoài việc xây dựng kế hoạch chung cho giai đoạn 5 năm, hàng năm huyện đều có kế hoạch sát với tình hình thực tế về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN). Cụ thể như năm nay, cần phải xây dựng các phương án ứng phó nếu xảy ra áp thấp nhiệt đới, mưa bão trong thời điểm dịch Covid-19”, ông Võ Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, chia sẻ.
Chủ động trước triều cường
03/10/2021
(CMO) Năm Căn là huyện đặc trưng của vùng sông nước, địa bàn có 2 mặt giáp biển là biển Ðông và biển Tây, hàng năm vào khoảng từ tháng 10 đến tháng Giêng âm lịch năm sau là thời điểm triều cường cao nhất trên địa bàn. Ðể chủ động ứng phó với các đợt triều cường trong thời gian tới, các xã, thị trấn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến mức thấp nhất về đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Giảm thiệt hại do triều cường
30/09/2021
(CMO) Mưa cộng với triều cường gây ngập úng, tràn bờ bao là câu chuyện không còn xa lạ với người dân vùng sông nước Cà Mau. Những năm gần đây, hiện tượng thiên tai này càng trở nên phức tạp khi có nhiều vùng ngập sâu hơn, thiệt hại lớn hơn.
Mong an cư để lạc nghiệp
30/09/2021
(CMO) Những ngày cuối tháng 9, chúng tôi có dịp trở lại ấp Bỏ Hủ, một trong những điểm nóng về sạt lở của xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn. Những căn nhà còn trụ lại được cũng trở nên xơ xác khi cơn mưa ập đến. Dông lốc, sạt lở đất mỗi năm đã lấn dần vào đất liền. Trước cuộc rượt đuổi của thiên tai này, người dân nơi đây mong chờ khu tái định cư sớm hoàn thành để họ có thể an cư, lạc nghiệp.