ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 18:36:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Báo Cà Mau Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Theo nông dân, năm nay mưa nhiều, bà con rất thuận lợi trong việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngay từ đầu vụ, các ngành chuyên môn và chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền đến từng hộ gia đình về lợi ích của việc sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Từ đó, bà con đã có bước chuẩn bị rất sớm, chủ động đăng ký với chính quyền địa phương và bám sát lịch thời vụ sản xuất, đồng loạt xuống giống nên giảm thiểu thiệt hại do thời tiết gây ra.

Anh Trần Văn Tính, ở ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, đang tích cực chăm sóc vụ lúa - tôm.

Vụ mùa năm nay, ông Trần Huy Hoàng, ấp Lung Thuộc, xã Lợi An, xuống giống gần 3 ha lúa trên đất nuôi tôm; hiện lúa đã hơn 10 ngày tuổi, đang phát triển tốt. Ông Hoàng phấn khởi: "Năm nay mưa nhiều nên việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm rất thuận lợi, nông dân ở đây rất mừng. So với năm trước, năm nay số hộ xuống giống thành công đạt tỷ lệ cao hơn, do bà con đã nắm bắt được kỹ thuật canh tác, diện tích sản xuất cũng tăng hơn mấy năm trước".

Cùng ấp, ng Võ Văn Nhờ thông tin: "Năm nay tôi thực hiện khâu rửa mặn, xổ phèn đảm bảo nên sau khi xuống giống, lúa phát triển tốt. Nếu thời tiết mưa kéo dài sẽ rất thuận lợi cho vụ lúa trên đất nuôi tôm".

Ông Võ Văn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã Lợi An, cho biết: "Ngay từ đầu vụ, UBND xã phân công các thành viên phụ trách địa bàn, xuống vận động bà con nông dân các ấp thực hiện việc xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm. Theo đó, phối hợp với các ngành liên quan cấp trên hướng dẫn bà con về quy trình, kỹ thuật cải tạo đất và bám sát lịch thời vụ xuống giống, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Ðến thời điểm này, nông dân trên địa bàn xã đã xuống giống được gần 1.390 ha, đạt hơn 100% so với kế hoạch đề ra; qua tìm hiểu của các ấp, chưa có hộ nào bị thiệt hại. Bà con rất phấn khởi, kỳ vọng vào vụ mùa năm nay".

Liên tiếp nhiều năm qua, nông dân xã Khánh Bình sản xuất rất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm, năng suất đạt khá cao. Riêng vụ mùa năm nay, toàn xã xuống giống vụ lúa trên đất nuôi tôm đạt hơn 122% so với kế hoạch, cao nhất so với các xã khác. Hiện tại, nông dân trên địa bàn xã đã xuống giống dứt điểm vụ lúa - tôm, trà lúa phát triển tốt.

Trà lúa trên đất nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Bằng, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình được gần 15 ngày tuổi, đang phát triển tốt.

Trà lúa trên đất nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Bằng, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình được gần 15 ngày tuổi, đang phát triển tốt.

Ông Phạm Việt Miền, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, vui mừng cho biết: "Muốn sản xuất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm thì bà con phải mạnh dạn cắt vụ nuôi tôm để cải tạo đất. Phải xổ nước cho mặt ruộng thật khô, đến khi đất nứt nẻ mới đưa máy cày nhỏ vào bừa và tiếp tục rửa mặn, xổ phèn, đến khi nào nước trong vuông ngọt, đảm bảo đủ điều kiện mới tiến hành xuống giống thì sẽ thành công. Hiện tại, tôi và bà con ở đây đã xuống giống được khoảng nửa tháng, lúa lên khá đều, ít tốn công tỉa giặm".

Do được sự quan tâm của các ngành, các cấp, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi vùng chuyển đổi sản xuất ngày càng hoàn thiện, nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả, nên những năm gần đây diện tích sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm ở huyện Trần Văn Thời không ngừng tăng lên.

Tại xã Lợi An , ông Võ Văn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã , cho biết: "Xã sẽ phân công bộ phận khuyến nông cơ sở kết hợp với các ấp theo dõi sát tình hình chăm sóc, bảo vệ vụ lúa - tôm của người dân, nhằm hướng dẫn bà con chăm sóc một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, kết hợp với các ngành liên quan cấp trên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các đợt triều cường để chủ động khép kín các cống thuỷ lợi, bảo vệ sản xuất của người dân".

Theo dự báo của ngành chuyên môn, mùa mưa năm nay có thể kéo dài hơn mọi năm nên thời tiết sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất vụ lúa – tôm./.

 

Anh Quốc

 

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Bài cuối: “Chìa khóa” đưa Cà Mau vươn xa

Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; gần 300.000 ha nuôi thuỷ sản; diện tích tự nhiên chiếm 13,15% và rừng ngập mặn chiếm 77% diện tích vùng ĐBSCL... Với tiềm năng, lợi thế đặc biệt này, nếu được phát huy tối đa sẽ là “chìa khoá” mở cánh cửa đưa Cà Mau vươn nhanh và xa hơn trong tương lai.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.