Phát triển nghề nuôi hải sản trên biển - Bài 1: Đánh thức tiềm năng
04/07/2022
(CMO) LTS: Cà Mau có diện tích ngư trường lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi hải sản trên biển (cả gần bờ và xa khơi, hải đảo). Việc khai thác, sử dụng tiềm năng mặt nước nuôi, phục vụ tái cơ cấu ngành thuỷ sản hợp lý, có hiệu quả và phát triển bền vững là hướng đi phù hợp, qua đó từng bước thúc đẩy nghề nuôi hải sản trên biển phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại. Đây cũng là hướng đi phù hợp nhằm hiện đại hoá ngành khai thác hải sản của tỉnh khi khuyến khích ngư dân chuyển đổi ngành nghề. Nếu có sự quy hoạch và hỗ trợ phát triển, nghề nuôi hải sản trên biển sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị, đảm bảo chuỗi cung ứng và thị trường ổn định; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo.
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài cuối: Cần chủ động và định hướng chiến lược
01/07/2022
(CMO) Công tác phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện còn chậm, do phải chờ cấp trên phân bổ chỉ tiêu và thực hiện quy trình trình phê duyệt theo quy định, nhiều địa phương đến tháng 5, tháng 6 năm sau mới được tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của địa phương.
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 4: Vi phạm kéo dài
30/06/2022
(CMO) Tại Thông báo Kết luận thanh tra về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý đất đai; các loại thủ tục hành chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân; việc quản lý quy hoạch đất đai, xây dựng tại TP Cà Mau (tháng 7/2020) của Thanh tra tỉnh cho thấy, việc quản lý đất công trên địa bàn TP Cà Mau còn chưa chặt chẽ, diện tích bị lấn chiếm là 28.069 m2.
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 3: Hụt hơi chạy theo quy hoạch
29/06/2022
(CMO) Theo tiến trình phát triển nhanh của kinh tế - xã hội mang tính hội nhập toàn diện, xu hướng quy hoạch chuyển mục đích đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp luôn theo chiều hướng tăng nhanh qua các năm, đây là thực tế tất yếu. Tuy nhiên, theo thông tin từ các địa phương, tất cả đều không đạt theo quy hoạch và đang có dấu hiệu "hụt hơi".
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 2: Giao chỉ tiêu lệch so với thực tế
28/06/2022
(CMO) Là địa phương ven biển, diện tích đất chủ yếu là đất lâm nghiệp, với tốc độ phát triển nhanh của xã hội, nhất là áp lực dân cư, chuyển đổi sản xuất, cũng như chịu tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đã làm thay đổi nhanh hiện trạng đất đai. Việc giao chỉ tiêu thực hiện, cùng với chậm cập nhật về biến động đất đai để điều chỉnh cho phù hợp so với thực tế xã hội không những làm mất cơ hội phát triển, mà còn ảnh hưởng đến chiến lược quy hoạch và sử dụng đất…
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 1: Quy hoạch chưa sát thực tế
27/06/2022
(CMO) LTS: Quản lý đất đai là công việc rất khó khăn, phức tạp... bởi liên tục có nhiều thay đổi, nhất là trong giai đoạn hiện hay, khi nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất rất lớn nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc quản lý đất đai phải dựa vào nhiều yếu tố tác động, về pháp lý và điều kiện tự nhiên của xã hội, kể cả yếu tố lịch sử. Tại Cà Mau, công tác quản lý đất đai những năm gần đây ngày càng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nhọc nhằn, cần quyết tâm hành động mạnh mẽ hơn, thể hiện tính chuyên nghiệp, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao, mang tính hội nhập nhanh cùng cả nước.
Tâm tình nhà báo xa quê
19/06/2022
(CMO) Tôi thường đọc và cộng tác với báo Cà Mau vì nhiều lẽ: mong muốn nắm bắt thông tin, tìm hiểu những chuyển mình của xứ sở; được trải lòng, gửi gắm chút tình yêu về một góc quê hương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi viết vội đôi dòng gửi gắm chút niềm riêng.
Nghề để học suốt đời
17/06/2022
(CMO) Nghề báo đến với tôi như một cơ duyên. Hồi còn trên giảng đường đại học, tôi đã may mắn được hoà mình trong không gian báo chí dù học ở Khoa Văn học. Đó là những người thầy của tôi với nghề văn, nghề báo song hành. Những anh chị khoá trên đã ra trường, nhiều người chọn nghề báo để dấn thân. Cũng quãng thời gian ấy, tôi được học môn vỡ lòng về báo chí với PGS. TS Dương Xuân Sơn trong chương trình đại cương. Và cuộc gặp gỡ với người sau này hướng dẫn bậc cao học báo chí cho tôi, PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái.
Nỗ lực cho diện mạo mới của giáo dục - Bài cuối: Tìm giải pháp căn cơ
14/06/2022
(CMO) Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đã tạo ra môi trường chủ động, rộng mở để từng địa phương, từng đơn vị trường học có thể áp dụng với sự sáng tạo, linh động, bám sát và phù hợp với điều kiện thực tế. Tại Cà Mau, tâm thế của ngành giáo dục là vừa làm, vừa tháo gỡ khó khăn, từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm, giúp chương trình GDPT mới thật sự mới, mang lại hiệu quả thực chất.
Nỗ lực cho diện mạo mới của giáo dục - Bài 2: Nhiều bề lo lắng
13/06/2022
( CMO) Thực tế cho thấy, nơi nào nhà trường có đủ cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học, hoặc từng được đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia thì nơi đó có nhiều điều kiện tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, chứ chưa hẳn là vùng sâu, vùng xa mới gặp khó. Bởi ngay tại TP Cà Mau, các trường vùng ven đang gặp rất nhiều khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học và phía trước là thách thức, trở ngại cần được quan tâm tháo gỡ.
Nỗ lực cho diện mạo mới của giáo dục - Bài 1: Cái nhìn toàn cục
12/06/2022
(CMO) LTS: Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã được triển khai ở lớp 1 từ năm học 2020-2021; lớp 2 và lớp 6 từ năm học 2021-2022; sắp tới là lớp 3, 7 và 10 vào năm học 2022-2023. Sau gần 2 năm thực hiện chương trình, nhiều nhà chuyên môn, quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, kể cả phụ huynh đã có cái nhìn bước đầu, khách quan và toàn diện hơn không những về chương trình, sách giáo khoa (SGK), mà còn về khả năng tổ chức quản lý, triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá và chất lượng giáo dục. Có thể thấy, thay đổi tích cực của chương trình GDPT mới là đổi mới tư duy giáo dục, thực sự “lấy người học làm trung tâm”, tạo sự hứng thú, môi trường học tập, rèn luyện giúp người học tích luỹ được kiến thức và vận dụng vào đời sống, phát triển toàn diện năng lực của học sinh... Song, thực tế triển khai vẫn tồn tại nhiều điểm nghẽn cần được tháo gỡ, nhất là khi điều kiện cụ thể của từng đơn vị trường học, từng địa phương vẫn còn khác biệt.
Cam go cuộc chiến phòng, tránh thiên tai - Bài cuối: Phát huy nguồn lực tại chỗ
09/06/2022
(CMO) Diễn biến của thiên tai thường rất nhanh, bất ngờ, khó lường trước và hậu quả để lại vô cùng nặng nề, đòi hỏi phải có sự chủ động và ứng phó nhanh nhất có thể. Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, lực lượng tại chỗ có vai trò quyết định, trong đó nòng cốt chính là lực lượng xung kích tại các xã, phường, thị trấn và chính người dân.
Cam go cuộc chiến phòng, tránh thiên tai - Bài 3: Biến sự bất thường thành bình thường
08/06/2022
(CMO) Phòng, chống thiên tai cần sự góp sức của toàn dân, sự quan tâm của toàn xã hội. Tinh thần đoàn kết, đồng lòng giữa các lực lượng, của người dân, sự hỗ trợ nhau vượt qua mọi khó khăn với quyết tâm cao nhất để chiến thắng trong cuộc chiến đầy cam go này, sẽ biến những sự bất thường của thiên nhiên thành điều bình thường trong cuộc sống.
Cam go cuộc chiến phòng, tránh thiên tai - Bài 2: Ưu tiên sức người, sức của
07/06/2022
(CMO) Chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai đến mức thấp nhất là tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Cà Mau trong suốt thời gian qua. Theo đó, để đạt mục tiêu này, Cà Mau ưu tiên sức người, sức của để từng bước hoàn thiện các điều kiện hạ tầng, trang thiết bị, cũng như nâng cao nhận thức của người dân.
Cam go cuộc chiến phòng, tránh thiên tai -Bài 1: Nhỏ bé trước thiên nhiên
06/06/2022
(CMO) LTS: Bên cạnh lợi thế để phát triển kinh tế, Cà Mau đã và đang tiếp tục đối mặt không ít rủi ro, mất mát từ thiên tai. Mưa bão, dông lốc, sạt lở, sụp lún, hạn hán, xâm nhập mặn rồi đến triều cường…, các loại hình thiên tai này đã gây ra thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi năm, cá biệt có những năm con số này lên đến hàng trăm tỷ đồng. Dù đã rất nỗ lực nhưng hiện nay cuộc chiến nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai vẫn đầy rẫy cam go.
Nặng lòng với đất - Bài cuối: Đẩy mạnh hỗ trợ sáng tạo khởi nghiệp
26/05/2022
(CMO) Trong quá trình thực hiện loạt bài viết về chương trình khởi nghiệp ở Cà Mau, phóng viên báo Cà Mau có cuộc phỏng vấn ông Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) về một số nội dung xoay quanh nỗ lực và chủ trương của tỉnh nhà trong hỗ trợ khởi nghiệp.
Nặng lòng với đất - Bài 3: Cậu ấm “Thắng cò” và du lịch độc, lạ nhất Cà Mau
25/05/2022
(CMO) Hơn 20 năm qua, anh Trương Minh Thắng, bí danh Thắng “cò”, đã miệt mài thực hiện di nguyện của người cha. Bằng sức trẻ và tình yêu thiên nhiên, anh Thắng đã biến vùng đất nghèo dưỡng chất từng được dân gian đặt là địa danh “kinh nước màu”, ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình thành khu du lịch vườn cò, mô hình kinh doanh độc, lạ nhất ở xứ Cà Mau. Chuyện khởi nghiệp của Thắng cò cũng là câu chuyện dài tập, lắm gian truân.
Nặng lòng với đất - Bài 2: Cô giáo đưa nông sản U Minh lên sàn OCOP
24/05/2022
(CMO) Hơn 20 năm lên phố, Trần Diễm Mi, cô giáo sinh năm 1985 quê ở miệt Khánh Thuận, huyện U Minh, trải qua bao thăng trầm của những ngành nghề kinh doanh theo hướng mới, thậm chí phải mất trên 2 năm ròng rã đến tận Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để chiêm nghiệm, tiếp thu triết lý mới về kinh doanh, về giáo dục. Bởi theo chị, chính những nơi ấy là môi trường hội nhập, phát triển, năng động, hiệu quả nhất.
Nặng lòng với đất - Bài 1: Bỏ việc kế toán làm hàng xuất khẩu
23/05/2022
(CMO) LTS: Khởi nghiệp, cụm từ quen thuộc trong vài năm trở lại đây không riêng Cà Mau. Các chương trình hỗ trợ, ý tưởng khởi nghiệp luôn được đông đảo thanh niên, phụ nữ tham gia, như chất xúc tác, khơi dậy tiềm năng mạnh mẽ nhất. Những câu chuyện khởi nghiệp đã và đang mở ra bức tranh tương lai, nhất là với thế hệ trẻ, những người dám nghĩ, dám làm. Đó còn là quá trình đấu tranh với chính mình để từ bỏ những lối nghĩ chưa thông, là cả cuộc đấu tranh dai dẳng giữa cũ và mới.
Nguồn lực "chạy bỏ" y tế công- Bài cuối: Để thầy thuốc yên tâm cống hiến
19/05/2022
(CMO) Đứng trước những thách thức của đại dịch, trước những nguy cơ mất nguồn nhân lực trong hệ thống y tế công, đòi hỏi cần có những cơ chế, chính sách đặc thù “tiếp sức” cho cán bộ, nhân viên y tế để người thầy thuốc yên tâm cống hiến.
Nguồn lực "chạy bỏ" y tế công- Bài 2: Chế độ chưa tương xứng trách nhiệm
19/05/2022
(CMO) Trải qua 2 năm ngành y tế tập trung nguồn lực chống dịch Covid-19, nguồn thu từ các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể là các cơ sở khám chữa bệnh công lập giảm sút đáng kể do lượng bệnh giảm, kéo theo đó chế độ phúc lợi đối với nhân viên y tế hầu như không còn. “Dịch bệnh khiến nguồn thu thấp kéo theo đời sống cán bộ, nhân viên ngành y đã vốn vất vả sau dịch giờ càng khó khăn hơn”, Giám đốc Sở Y tế, ông Nguyễn Văn Dũng thừa nhận.
Cảnh giác với những hợp đồng giả tạo - Bài 2: Hệ luỵ của sự thiếu hiểu biết pháp luật
19/05/2022
(CMO) Ngoài chịu lãi suất cao, người đi thế chấp, cầm cố tài sản còn đối mặt với rủi ro mất trắng. Điều này đã có cảnh báo nhiều, nhưng thực tế chưa có chế tài ngăn chặn.
Tháng 5, thổn thức nhớ Người
19/05/2022
(CMO) Những ngày còn là sinh viên học tập ở thủ đô, hễ có dịp là tôi vào Lăng viếng Bác. Cũng ở không gian thiêng liêng ấy, tôi lưu giữ lại những ký ức thật đặc biệt về tình cảm mà người dân nước mình, bạn bè quốc tế dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Có những cựu chiến binh cao niên đi xe lăn từ miền Nam xa xôi, nước mắt lã chã khi chầm chậm đi qua nơi Người đang yên nghỉ. Bạn bè quốc tế, nhiều người từ ngạc nhiên đến xúc động và không kìm được nước mắt, với những trầm tư sâu lắng, minh triết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những em bé đôi mắt to tròn vào viếng Bác với tình yêu trong vắt: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền/Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim” (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).
Bước chuyển của dân vận khéo - Bài cuối: Chặng đường mới
18/05/2022
(CMO) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Cảnh giác với những hợp đồng giả tạo - Bài 1: Bỗng dưng… mất nhà, mất đất
18/05/2022
(CMO) Thời gian qua, các vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có dấu hiệu của hợp đồng giả tạo ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính là do người dân thiếu hiểu biết pháp luật về giao dịch dân sự trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Bước chuyển của dân vận khéo - Bài 3: Khéo vận động giúp dân thoát nghèo
18/05/2022
(CMO) Để giảm nghèo bền vững, 5 năm qua, cùng với xã hội hoá công tác giảm nghèo, Ban Dân vận Huyện uỷ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện U Minh đã xây dựng và triển khai sâu rộng các mô hình dân vận khéo trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
Nguồn lực "chạy bỏ" y tế công- Bài 1: Tâm tư người rời đi
18/05/2022
(CMO) Nhân lực luôn là nguồn quan trọng nhất trong mọi ngành nghề, đặc biệt là đối với ngành y tế với đội ngũ y bác sĩ đảm nhận sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đảm bảo an toàn nguồn lực con người cho sự phát triển đất nước. Và điều đó càng thấy rõ hơn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 khốc liệt vừa qua, khi hệ thống y tế cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã căng mình trên tuyến đầu chống dịch. Đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế đã dốc toàn lực, hy sinh những lợi ích cá nhân, gác việc riêng, không màng hiểm nguy lao vào trận chiến với “giặc Covid-19”, góp phần ngăn chặn đại dịch, bảo vệ tính mạng Nhân dân, đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường mới.
Bước chuyển của dân vận khéo - Bài 2: Những đô thị văn minh
17/05/2022
(CMO) Cùng với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn TP Cà Mau có nhiều mô hình mới, cách làm hay, khéo tuyên truyền, khéo vận động Nhân dân góp công, góp sức, hiến kế xây dựng đô thị văn minh.
Bước chuyển của dân vận khéo
16/05/2022
(CMO) LTS: Những năm qua, Cà Mau đạt được kết quả quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Thành tựu chung này có sự góp sức tích cực của công tác dân vận trong toàn hệ thống chính trị, sự vào cuộc của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Nhiều mô hình có sức lan toả sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, huy động được sức mạnh của quần chúng tham gia xây dựng NTM, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.
Tạo động lực phát triển đô thị ven biển - Bài cuối: Hướng tới phát triển “xanh”
11/05/2022
(CMO) Hoà cùng xu thế phát triển của cả nước cũng như trên thế giới, phát triển kinh tế biển theo hướng “xanh” đang là hướng đi mà tỉnh Cà Mau đang tập trung nguồn lực để thực hiện. Trong đó, bên cạnh chuyển đổi các loại hình khai thác biển thì tập trung đầu tư, chỉnh trang các đô thị ven biển, phát triển các dịch vụ du lịch, kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.