Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài cuối: Thách thức bảo mật thông tin

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài cuối: Thách thức bảo mật thông tin

(CMO) Chuyển đổi số (CÐS) đem lại cơ hội cho ngành ngân hàng, nhưng nó cũng tạo ra một lỗ hổng về bảo mật thông tin. Cùng với những nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hoá quy trình, tối ưu hoá hoạt động nghiệp vụ để gia tăng trải nghiệm khách hàng, giữ chân khách hàng và thu hút các khách hàng tiềm năng thì ngân hàng và khách hàng phải đối mặt với những rủi ro, như hacker, virus máy tính…

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 2: “Chạy đua” vì người tiêu dùng

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 2: “Chạy đua” vì người tiêu dùng

(CMO) “Các tổ chức tín dụng không ngừng nghiên cứu, cải tiến và phát triển dịch vụ mới. Rút tiền, nạp tiền không cần thẻ vật lý bằng việc áp dụng công nghệ mã QR với ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động. Cách làm này không những giúp khách hàng có trải nghiệm phong phú hơn với công nghệ tiên tiến, mà còn giúp các nhà băng cắt giảm chi phí vận hành, tối ưu hoá nguồn nhân lực, số hoá giấy tờ trong thời đại 4.0”, ông Võ Kiên Giang, Phó giám đốc Phụ trách NHNN chi nhánh Cà Mau, nhận định.

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 1: Thay đổi chiến lược - Chủ động đổi mới

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 1: Thay đổi chiến lược - Chủ động đổi mới

(CMO) Chuyển đổi số (CÐS) đã trở thành xu thế tất yếu, nằm trong ưu tiên phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, CÐS được đề cập như một trong những trụ cột chính trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) của Ðại hội Ðảng lần thứ XIII. Chiến lược CÐS quốc gia xác định ngân hàng là một trong số các ngành, lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao, có ảnh hưởng hàng ngày tới người dân, cần ưu tiên CÐS trước. Ðiều này thể hiện sự tin tưởng và cũng là trọng trách lớn lao mà Ðảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành ngân hàng.

Chuyện khởi nghiệp của cô gái 9X

Chuyện khởi nghiệp của cô gái 9X

(CMO) Trẻ trung, xinh đẹp, có kiến thức, táo bạo, dám nghĩ dám làm, mang lại hiệu quả và thành công trong khởi nghiệp - là lời khen tặng của mọi người dành cho “Cô Nấm” Trần Mai Ril ở ấp Vịnh Gốc, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Người tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn

Người tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn

(CMO) Tiên phong sáng tạo, biến ý tưởng thành hiện thực trong việc tìm ra nguồn nguyên liệu mới cho mặt hàng đan đát thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chị Dương Thị Bé Tư (sinh năm 1983, đảng viên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 9, xã Thới Bình, huyện Thới Bình) đã tạo sinh kế với thu nhập ổn định cho chị em phụ nữ nông thôn, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Lời của dòng sông

Lời của dòng sông

(CMO) Vùng Bán đảo Cà Mau có một dòng sông chiều dài chưa đầy 50 cây số, chảy xuyên qua 2 cánh rừng tràm ngút ngàn, rộng lớn mang tên U Minh Hạ và U Minh Thượng thuộc 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Ðó là sông Trẹm. Thời chiến tranh, sông Trẹm chứng ghi bao chiến công lẫy lừng của quân và dân. Những năm qua, dòng sông này luôn thao thiết, chờ mong. Mùa xuân về, lãng du qua sông Trẹm, đã nghe, đã thấy bao điều đáng yêu, đáng nhớ!

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 2: Hiến kế thoát nghèo

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 2: Hiến kế thoát nghèo

(CMO) Để công tác giảm nghèo thực sự bền vững, ngoài chống bệnh thành tích, theo các chuyên gia thì tỉnh Cà Mau cần có những đánh giá, phân tích đặc điểm, nhận diện cái nghèo cũng như khả năng nguồn lực, thế mạnh của chính địa phương để giải quyết căn cơ vấn đề sinh kế cho hộ nghèo.

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 1: Cần “nói không” với bệnh thành tích

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 1: Cần “nói không” với bệnh thành tích

(CMO) Nỗ lực vượt bậc trong hành trình giảm nghèo, Cà Mau từ một địa phương từng được ví là “vùng trũng” nghèo đã không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt là trong khoảng 10 năm trở lại đây tỉnh đạt tỷ lệ giảm nghèo đầy ấn tượng, từ 12,4% năm 2011, đến năm 2020 giảm còn 1,87%. Chỉ ngần ấy năm đã có khoảng hàng chục ngàn hộ thoát nghèo. Đó không chỉ là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị các cấp, mà còn là sự vươn lên của mỗi người dân. Thành tựu này rất đáng tự hào. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021-2025 với mức chuẩn cao hơn, cũng như lộ trình nâng chuẩn trong những giai đoạn tiếp theo, càng phải chú trọng tính bền vững của công cuộc giảm nghèo. Và để bài toán giảm nghèo thật sự bền vững, ngoài việc “nói không” với bệnh thành tích, thì cần tìm đúng căn nguyên bệnh và chữa đúng thuốc đối với bệnh nghèo.

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài cuối: Đồng bộ nhiều giải pháp

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài cuối: Đồng bộ nhiều giải pháp

(CMO) Cùng với hoàn thiện quy định để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm của NSDLÐ trong việc đóng góp quỹ BHXH, BHYT, BHTN, các cơ quan chức năng cần thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NSDLÐ, hiểu biết pháp luật của NLÐ; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN; nâng cao vai trò của Công đoàn trong việc giám sát, phối hợp với NSDLÐ thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLÐ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt đối với các đơn vị sử dụng có các hành vi vi phạm kéo dài.

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài 2: Khi quyền lợi lao động bị “chiếm dụng”

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài 2: Khi quyền lợi lao động bị “chiếm dụng”

(CMO) Bên cạnh những thành công đáng khích lệ, việc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLÐ) cũng tồn tại không ít hạn chế. Ðáng nói là tình trạng người sử dụng lao động (NSDLÐ) chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NLÐ.

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài 1: Chất lượng an sinh từ bảo hiểm xã hội

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài 1: Chất lượng an sinh từ bảo hiểm xã hội

(CMO) LTS: Ðảng và Chính phủ luôn xác định chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách xã hội lớn, có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. BHXH góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động (NLÐ), ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp (DN), ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc... Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có không ít DN - người sử dụng lao động (NSDLÐ) lại nợ đọng, chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất là ở nhóm DN vừa và nhỏ. Cá biệt có những DN cố tình tìm lý do đối phó, trốn tránh, chiếm dụng tiền đóng của NLÐ để sử dụng vào mục đích khác.

Thủ Tướng Võ Văn Kiệt sống mãi trong lòng dân - Bài cuối: Người Cà Mau và nghĩa tình sâu đậm với Bác Sáu Dân

Thủ Tướng Võ Văn Kiệt sống mãi trong lòng dân - Bài cuối: Người Cà Mau và nghĩa tình sâu đậm với Bác Sáu Dân

(CMO) Tình cảm của đất và người Cà Mau dành cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc nào cũng sâu nặng, dạt dào. Còn với bác Sáu Dân, Cà Mau là quê hương thứ hai, là sự quan tâm, lo lắng xuyên suốt.

Thủ Tướng Võ Văn Kiệt sống mãi trong lòng dân - Bài 2: Bản lĩnh của nhà cách mạng ưu tú

Thủ Tướng Võ Văn Kiệt sống mãi trong lòng dân - Bài 2: Bản lĩnh của nhà cách mạng ưu tú

(CMO) Như một sự lựa chọn của lịch sử, sau Khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng chí Võ Văn Kiệt về Bạc Liêu (nay là Bạc Liêu và Cà Mau) để móc nối với các đồng chí ở Tỉnh uỷ Bạc Liêu, trong đó có đồng chí Trần Văn Sớm, gầy dựng lực lượng, sản xuất vũ khí để khởi nghĩa lần hai.

Thủ Tướng Võ Văn Kiệt sống mãi trong lòng dân - Bài 1: Về thăm Bình Phụng

Thủ Tướng Võ Văn Kiệt sống mãi trong lòng dân - Bài 1: Về thăm Bình Phụng

(CMO) LTS: Suốt cuộc đời tận hiến cho sự nghiệp cách mạng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt luôn quán xuyến tư tưởng “lo cho dân”. Trong thời chiến cũng như thời bình, trên mọi cương vị công tác, ông Sáu Dân, danh xưng trìu mến được Nhân dân cả nước, đồng chí, đồng đội quen gọi, đều để lại những dấu ấn sâu sắc.

Bảo vệ trẻ em - Trách nhiệm cộng đồng | Bài 2: Chung tay vì tương lai của trẻ

Bảo vệ trẻ em - Trách nhiệm cộng đồng | Bài 2: Chung tay vì tương lai của trẻ

(CMO) Trẻ em là tương lai của đất nước, vì vậy các em cần được lớn lên và trưởng thành trong môi trường xã hội an toàn, được pháp luật bảo vệ. Việc bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi người và toàn xã hội.

Bảo vệ trẻ em - Trách nhiệm cộng đồng | Bài 1: Báo động xâm hại trẻ em

Bảo vệ trẻ em - Trách nhiệm cộng đồng | Bài 1: Báo động xâm hại trẻ em

(CMO) LTS: Thời gian qua, không thể phủ nhận những nỗ lực của các sở, ban, ngành, địa phương trong việc nâng cao ý thức về giáo dục giới tính, tuyên truyền về Luật Trẻ em… nhằm phòng chống những vụ xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em. Song, hiệu quả vẫn chưa như mong đợi, đây thật sự là thách thức đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.

“Bẫy” trên đường rình rập người tham gia giao thông

“Bẫy” trên đường rình rập người tham gia giao thông

(CMO) Hiện nay trên địa bàn TP Mau, do triều cường dâng, nước từ các cống tràn ra mặt đường làm một số tuyến đường nội ô bị ngập, lâu ngày khiến cho mặt đường bị bong tróc, bể loang lổ, xuất hiện các “ổ voi, ổ gà”, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đối với người và phương tiện tham gia giao thông, nhất là thời điểm mặt đường ngập nước.

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài cuối: Cơ hội cho sự phát triển

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài cuối: Cơ hội cho sự phát triển

(CMO) Việc Việt Nam bị EC cảnh báo thẻ vàng đã tác động lớn đến hoạt động khai thác, xuất khẩu hải sản cũng như đời sống kinh tế của ngư dân. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành khai thác hải sản phát triển theo hướng hiện đại hơn khi được đầu tư, khai thác theo hướng bền vững và hội nhập.

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài 2: Còn đó những khó khăn

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài 2: Còn đó những khó khăn

(CMO) Mặc dù Cà Mau đã có nhiều nỗ lực trong khắc phục thẻ vàng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mà tỉnh, ngành chức năng cần khắc phục, đặc biệt là tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài còn diễn ra, bởi đây là một trong những điều kiện quan trọng để thẻ vàng có thể được gỡ.

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài 1: Nhiệm vụ cấp bách

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài 1: Nhiệm vụ cấp bách

(CMO) Ngày 23/10/2017, Uỷ ban châu Âu (EC) cảnh báo có trường hợp ngư dân Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Cảnh báo này (còn gọi là "thẻ vàng") đã tác động về nhiều mặt đối với nghề khai thác biển của tỉnh. Cà Mau đã và đang nỗ lực hết sức để triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu để EC gỡ bỏ thẻ vàng trong thời gian tới.

Giảm nghèo từ tri thức | Bài cuối: Giá trị của tri thức

Giảm nghèo từ tri thức | Bài cuối: Giá trị của tri thức

(CMO) Xin nhắc đến câu nói nổi tiếng truyền cảm hứng của V.I.Lenin: “Học, học nữa, học mãi” để nhấn mạnh chân lý của học tập. Thực tế, những năm qua, phong trào học tập suốt đời được đẩy mạnh trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở khắp Cà Mau.

Giảm nghèo từ tri thức | Bài 2: Học tập thông thái

Giảm nghèo từ tri thức | Bài 2: Học tập thông thái

(CMO) Những bất cập giữa đào tạo nhân lực và nhu cầu nhân lực của xã hội hiện nay cho thấy, nếu không vượt qua những quan niệm hạn hẹp, lệch lạc; khơi dậy và lan toả sức mạnh của tri thức, học tập thì thật khó nắm giữ chìa khoá để mở ra những cánh cửa cho tương lai.

Giảm nghèo từ tri thức | Bài 1: Những cuộc đổi đời kỳ diệu

Giảm nghèo từ tri thức | Bài 1: Những cuộc đổi đời kỳ diệu

(CMO) LTS: Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục luôn là vấn đề hệ trọng, Người đúc kết: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và mong muốn tột bậc của Người “là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập... đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, giáo dục luôn là “quốc sách hàng đầu”, được coi là sự đầu tư thông thái, bền vững cho tương lai phát triển của đất nước. Giáo dục và tri thức không chỉ thay đổi vận mệnh của một số phận riêng lẻ, một địa phương, mà còn góp chung vào nội lực, vị thế của cả đất nước trong bối cảnh mới. Loạt bài “Giảm nghèo từ tri thức” sẽ là những lát cắt sinh động về vùng đất hiếu học Cà Mau, ở đó giáo dục và tri thức không chỉ là cách để thoát nghèo, mà còn là khâu đột phá chiến lược, với mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành địa phương phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.

Chông chênh tàu 67 - Bài cuối: Kỳ vọng của ngư dân

Chông chênh tàu 67 - Bài cuối: Kỳ vọng của ngư dân

(CMO) Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều vướng mắc cần tháo gỡ, nhưng thực tế không thể phủ nhận Nghị định 67/2014 là chính sách lớn, phù hợp với nguyện vọng của ngư dân. Những địa phương có biển, có cửa biển lớn luôn cần sự đầu tư về mọi mặt, trong đó có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi để nghề biển, nghề truyền thống của người dân ven biển vươn tầm theo hướng hiện đại.

Chông chênh tàu 67 - Bài 2: Tìm lời giải

Chông chênh tàu 67 - Bài 2: Tìm lời giải

(CMO) Có nhiều yếu tố dẫn đến khó khăn hiện nay của ngư dân đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014 (Nghị định 67). Cần giải bài toán về nguồn lợi hải sản của ngư trường, chính sách phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ gắn với chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hậu cần nghề cá… Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng hiện nay là giải quyết nợ xấu.

Chông chênh tàu 67 - Bài 1: Khai thác không hiệu quả

Chông chênh tàu 67 - Bài 1: Khai thác không hiệu quả

(CMO) LTS: Nghị định số 67/2014 (Nghị định 67) đã mang đến nhiều cơ hội cho ngư dân Cà Mau vươn khơi bám biển, cũng là cơ hội để nâng tầm nghề khai thác biển của tỉnh theo hướng hiện đại. Nhưng những diễn biến gần đây cho thấy nhiều điểm yếu, tình trạng nợ xấu trở thành gánh nặng đối với ngành ngân hàng. Ngư dân trước đây từng làm giàu từ nghề khai thác biển bỗng dưng trở thành con nợ. Nguyên nhân chung được đưa ra từ các chủ tàu là khai thác không hiệu quả. Nhiều người bộc bạch, họ sẵn sàng gán tàu cho ngân hàng chứ không có khả năng trả nợ. Có lẽ đã đến lúc Nghị định 67 cần có sự thay đổi phù hợp nhằm tránh để chính sách quan trọng và cần thiết này "chết yểu".

Gỡ khó cho đổi mới giáo dục | Bài cuối: Giải pháp của ngành chủ quản

Gỡ khó cho đổi mới giáo dục | Bài cuối: Giải pháp của ngành chủ quản

(CMO) Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 triển khai trong 2 năm học vừa qua đã nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhận về nhiều ý kiến đóng góp. Bộ GD&ÐT trên cơ sở tiếp thu, căn cứ điều kiện thực tiễn đã liên tục có những điều chỉnh theo hướng sát hợp hơn, tạo thuận lợi cho công tác giảng dạy, học tập của các đơn vị trường học.

Gỡ khó cho đổi mới giáo dục | Bài 2: Nỗ lực ứng phó

Gỡ khó cho đổi mới giáo dục | Bài 2: Nỗ lực ứng phó

(CMO) Ngành giáo dục Cà Mau nêu cao tinh thần chủ động, linh hoạt, giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt, bám sát yêu cầu và nhiệm vụ thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 một cách xuyên suốt, nhất quán. Trong đó, nỗ lực của ngành giáo dục ở các địa phương, đặc biệt là ở những đơn vị trường học là điểm sáng cho quyết tâm ấy.

Gỡ khó cho đổi mới giáo dục | Bài 1: Áp lực hiện hữu

Gỡ khó cho đổi mới giáo dục | Bài 1: Áp lực hiện hữu

(CMO) LTS: Năm học mới 2022-2023 đã bước sang tuần học thứ 4. Ðây cũng là năm thứ 3, cùng với cả nước, ngành giáo dục Cà Mau thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 với quyết tâm đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục. Bên cạnh những thuận lợi, ngành giáo dục tỉnh Cà Mau vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn cần giải quyết. Loạt bài “Gỡ khó cho đổi mới giáo dục” ghi nhận thực tế lĩnh vực giáo dục Cà Mau với những vấn đề đặt ra và giải pháp - đề xuất giải pháp tháo gỡ. Từ đó, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.

Phương án phát triển ngành hàng tôm

Phương án phát triển ngành hàng tôm

(CMO) Sau loạt bài “Ðịnh hình chuỗi liên kết ngành tôm”, phóng viên báo Cà Mau đã gặp gỡ, phỏng vấn ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT về vấn đề này, nhằm phản ánh rõ hơn những định hướng và giải pháp phát triển chuỗi liên kết ngành tôm của tỉnh thời gian tới.