ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-10-24 17:17:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Báo Cà Mau Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 19/5, nhân Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Không gian văn hoá Hồ Chí Minh" với diện tích gần 45 m2, sức chứa hơn 40 người, trưng bày gần 80 hình ảnh.

Cô Trần Thị Kim Lài giới thiệu về ý nghĩa của các hình ảnh được trưng bày trong không gian văn hoá.Cô Trần Thị Kim Lài giới thiệu về ý nghĩa của các hình ảnh được trưng bày trong không gian văn hoá.

Cô Trần Thị Kim Lài, nhân viên thư viện, đồng thời là thuyết trình viên của "Không gian văn hoá Hồ Chí Minh", cho biết: “Mô hình được chia thành 5 không gian chính, các hình ảnh được trưng bày theo mốc thời gian. Bắt đầu từ những hình ảnh về quê hương, gia đình thời niên thiếu của Bác, tới hành trình Bác đi tìm đường cứu nước, những mốc son trong sự nghiệp cách mạng của Người, và sau cùng là hình ảnh các hoạt động của Ðảng bộ, chính quyền huyện Năm Căn trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, có 2 mô hình, là nhà sàn nơi Bác ở, làm việc và Bến Nhà Rồng, nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước. Song song đó, nơi đây còn trưng bày nhiều đầu sách viết về sự nghiệp, cuộc đời, tư tưởng của Bác... để các em học sinh, cán bộ, công nhân, viên chức có dịp ghé tham quan, đọc những quyển sách này để những giá trị cao đẹp về Bác được lan toả sâu rộng”.

Trong không gian văn hoá còn có 2 mô hình, là Nhà sàn - nơi Bác ở và làm việc và Bến Nhà Rồng - nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước.

Trong không gian văn hoá còn có 2 mô hình, là Nhà sàn - nơi Bác ở và làm việc và Bến Nhà Rồng - nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước.

Thầy Lê Văn Út, Phó hiệu trưởng Trường THCS Phan Ngọc Hiển, cho biết: “Từ khi "Không gian văn hoá Hồ Chí Minh" được thành lập và đưa vào hoạt động, nhà trường bố trí người phụ trách, quản lý các hình ảnh, bảo tồn để nơi đây luôn được trang nghiêm, sạch đẹp. Từ khi đưa vào hoạt động, trường đón rất nhiều đoàn khách về tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm. Dù không gian còn nhỏ, nhưng mô hình này được xem là một trong những cách làm mới, nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ðây sẽ là nơi để cán bộ, đảng viên, hội viên, học sinh học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, lan toả trong đời sống xã hội”.

Thiếu tá Lâm Huy Vũ, Chính trị viên Ðồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Năm Căn, chia sẻ: “Ðơn vị phối hợp Ban Tuyên giáo, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham quan “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” tại Trường THCS Phan Ngọc Hiển. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Ngoài xem hình ảnh, sách viết về Bác, các em học sinh có thể sử dụng điện thoại quét mã QR được dán tại đây để truy cập thêm thông tin.

Thầy Út chia sẻ: “Ngoài thời gian học chính khoá trên lớp, các giáo viên bộ môn tranh thủ cho các em xuống không gian văn hoá này để học thêm những kiến thức từ thực tế thông qua những hình ảnh cụ thể để các em nắm sâu, giúp các em nhớ lâu các bài mình đã học. Ðồng thời, nhà trường đang chuẩn bị tổ chức cuộc thi thuyết trình dành cho các khối lớp, với nội dung xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ít nhất mỗi khối lớp tìm ra được vài em có thể thuyết trình và nắm sâu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác”.

Sau mỗi tiết học, học sinh trong trường háo hức đến không gian văn hoá để tham quan và học hỏi từ những hình ảnh trực quan.

Sau mỗi tiết học, học sinh trong trường háo hức đến không gian văn hoá để tham quan và học hỏi từ những hình ảnh trực quan.

Em Lê Văn Khoa, Lớp 9A1, chia sẻ: “Em rất thích hoạt động thuyết trình vì rèn cho mình sự tự tin, kỹ năng xử lý tình huống khi đứng trước đám đông, nên khi trường tổ chức thi thuyết trình, em đăng ký tham gia, qua đó em hiểu sâu thêm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Mô hình "Không gian văn hoá Hồ Chí Minh" trong trường học là mô hình mới, không chỉ giúp tập thể giáo viên, học sinh nhà trường nâng cao việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mà qua đó mỗi giáo viên còn soi rọi, ý thức trách nhiệm hơn nữa với sự nghiệp “trồng người”. Từ kết quả tại Trường THCS Phan Ngọc Hiển mang lại, hy vọng rằng mô hình này sẽ được triển khai, nhân rộng đến các tổ chức cơ sở đảng, các trường học trong thời gian tới./.

 

Kim Cương

 

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.

Nhớ ngày đi tập kết

Tôi gia nhập đơn vị địa phương quân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Bạc Liêu, chưa tròn năm thì Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Ðông Dương được ký kết. Ðơn vị tôi cùng đơn vị địa phương quân huyện An Biên và một bộ phận tân binh học viên Trường Quân sự Tỉnh đội Bạc Liêu hợp thành một đại đội biên chế trong Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, thuộc miền Tây Nam Bộ, để chuẩn bị tập kết ra miền Bắc theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Phải thích nghi và làm chủ mạng xã hội

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội... càng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, khi các thế lực thù địch ra sức chống phá với những thủ đoạn ngày càng tinh vi trên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, YouTube, Instagram, TikTok...

Gửi gắm, kiến nghị đến Quốc hội nhiều vấn đề

Quốc hội khoá XV đã chính thức khai mạc vào ngày hôm qua - 21/10. Trước thềm kỳ họp, tỉnh Cà Mau có một số nhóm vấn đề lớn gửi gắm, kiến nghị đến Quốc hội, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh cực Nam Tổ quốc.