Tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp - Bài 1: Rừng vàng

07/03/2023

Tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp - Bài 1: Rừng vàng

(CMO) LTS: Có tiềm năng, thế mạnh cả về đất đai lẫn lao động để phát triển kinh tế lâm nghiệp, tuy nhiên, nhiều năm qua lâm sản vẫn trong vòng luẩn quẩn của tình trạng cung - cầu, giá gỗ khi tăng cao, lúc xuống thấp, thậm chí không bán được. Ðiều tất nhiên, thực trạng ấy sẽ làm đời sống người dân lâm phần gặp không ít khó khăn. Những hạn chế và tồn tại đã thách thức các cơ quan chức năng cũng như người dân mấy mươi năm qua. Ðâu là động lực để kinh tế rừng ở tỉnh cực Nam Tổ quốc đột phá, phát triển, là bài toán cần sớm có lời giải.

Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài cuối: Hiện đại hoá chất lượng tín dụng

01/03/2023

Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài cuối: Hiện đại hoá chất lượng tín dụng

(CMO) Những năm qua, nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người vay trên địa bàn. Ðể hỗ trợ quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ. Từ đó, đảm bảo các giao dịch được thực hiện chính xác, an toàn, bảo mật, tối ưu hoá khả năng xử lý các yêu cầu, tạo tiền đề cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng ngân hàng số, nâng cao chất lượng phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài 2: Gần dân, sát dân để củng cố lòng tin

28/02/2023

Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài 2: Gần dân, sát dân để củng cố lòng tin

(CMO) Cùng sát cánh với người dân trực tiếp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách, giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) không chỉ là cầu nối, kênh dẫn vốn quan trọng mà còn góp phần nâng cao chất lượng chương trình cho vay tín dụng chính sách.

Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài 1: "Chìa khoá" thoát nghèo

27/02/2023

Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài 1: "Chìa khoá" thoát nghèo

(CMO) Là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, sau 20 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau đã khẳng định vai trò, sứ mệnh của mô hình quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài cuối: Tăng sản lượng nuôi thuỷ sản biển

22/02/2023

Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài cuối: Tăng sản lượng nuôi thuỷ sản biển

(CMO) Mạnh về biển, giàu lên từ biển không chỉ là khát vọng của những ngư dân qua bao đời gắn bó với biển, mà còn là trăn trở của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau, nhằm tìm ra hướng khai thác tiềm năng từ biển cả.

Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài 2: Giảm cường lực khai thác

21/02/2023

Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài 2: Giảm cường lực khai thác

(CMO) Trước nguy cơ nguồn lợi thuỷ sản đang cạn kiệt nhanh, ngành thuỷ sản đưa ra mục tiêu duy trì ổn định tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, đánh bắt, tăng sản lượng nuôi trồng biển và triển khai nhanh các giải pháp gia tăng giá trị đối với các sản phẩm thuỷ sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài 1: Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm

20/02/2023

Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài 1: Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm

(CMO) LTS: Thuỷ sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, cường độ khai thác cao, nguồn lợi thuỷ sản đang suy giảm nhanh về trữ lượng, đặc biệt là cá ở tầng đáy. Nếu không kịp thời triển khai các giải pháp phục hồi, tái tạo, bảo tồn để khai thác bền vững thì tương lai không xa, nguồn lợi thuỷ, hải sản sẽ cạn kiệt. Ðã đến lúc chúng ta cần phải có một chương trình, đề án cấp quốc gia để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản mang tính chất tổng thể từ biển, ven biển đến đầm phá và nội đồng với mục tiêu đưa ngành thuỷ sản phát triển bền vững, tạo sinh kế cho ngư dân.

Gỡ “nút thắt” cho lao động xa quê - Bài 2: Tìm hướng đi bền vững

16/02/2023

Gỡ “nút thắt” cho lao động xa quê - Bài 2: Tìm hướng đi bền vững

(CMO) Trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Chính phủ đã có nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho người lao động ổn định đời sống. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn bộ phận không nhỏ lao động bị ảnh hưởng do một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động.

Gỡ “nút thắt” cho lao động xa quê - Bài 1: Đi không nỡ, ở không đành!

15/02/2023

Gỡ “nút thắt” cho lao động xa quê - Bài 1: Đi không nỡ, ở không đành!

(CMO) LTS: Ða phần những lao động chấp nhận xa quê là do ở địa phương họ không có đủ điều kiện để phát triển kinh tế, nuôi sống bản thân và gia đình. Có những người chọn đi lao động vài tháng, có người may mắn được làm việc ổn định, dài hạn. Song, họ vẫn mong có công ăn việc làm tại quê nhà. Vấn đề giới thiệu việc làm, tạo công ăn việc làm cho lao động hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân - Bài 2: Nhiều giải pháp căn cơ

09/02/2023

Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân - Bài 2: Nhiều giải pháp căn cơ

(CMO) Cà Mau đang phấn đấu hướng tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Ðể sớm đạt mục tiêu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ. Ðặc biệt, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, thời gian qua chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT, qua đó tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong Nhân dân.

Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân - Bài 1: Bảo hiểm y tế cho ngư dân

09/02/2023

Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân - Bài 1: Bảo hiểm y tế cho ngư dân

(CMO) Thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước, có ý nghĩa an sinh đối với đời sống cộng đồng, góp phần hoàn thiện chính sách an sinh xã hội, mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và giúp chăm sóc tốt hơn sức khoẻ Nhân dân. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy còn bộ phận người dân vẫn chưa mặn mà với BHYT, trong đó một số người còn lo lắng về chất lượng dịch vụ y tế, số khác do còn nhiều khó khăn trong cuộc sống nên chưa tham gia BHYT.

Nhớ nhà báo “nghệ sĩ”

03/02/2023

Nhớ nhà báo “nghệ sĩ”

(CMO) Khi những dòng nhớ này được chắp lên thì Nhà báo Nguyễn Chiến đã nhẹ nhàng xếp lại trang báo cuộc đời. Một sáng hương xuân còn rất đậm đà, chiếc quan tài đưa người về nằm bên góc vườn nhỏ cạnh song thân. Những giọt nước mắt của người vợ hiền, hai con trai, thân bằng quyến thuộc cùng nhiều thế hệ đồng nghiệp ở khắp mọi nơi… đã trở thành những nốt nhạc trầm nối nhau tấu lên bài ca buồn tiễn bước chân người về cõi thiên thu...

Tình đất, lòng người

31/01/2023

Tình đất, lòng người

(CMO) Sếp tôi chưa già nhưng thích hoài cổ, anh thường tìm những đề tài “xưa xưa” một chút để mỗi người cùng hoài niệm, nhớ nhung về một thời gian khó nhưng thấm đẫm nghĩa tình. Anh hỏi: “Chú Hai là người U Minh chắc rành chuyện cân, đong, đo, đếm ngày xưa lắm hen?! Viết một bài báo cho vui!”. Tôi cười và tự nói với lòng: “Mình có biết chút đỉnh, chắc tuổi cũng sắp già rồi!”.

Một thời để nhớ

24/01/2023

Một thời để nhớ

(CMO) “Có biết bao con người tha phương có thể quên cả tiếng mẹ đẻ hay mang trong mình một nỗi đau đớn nào đó nơi cố hương, nhưng mỗi khi Tết đến là họ lại muốn trở về cố hương cho dù chỉ trở về bằng con đường trong những giấc mơ đầy thương nhớ và thổn thức của mình” - (Nguyễn Quang Thiều). Tôi - kẻ tha phương, Quý Mão - 2023 này là bốn mươi tư mùa nấu bánh chưng, bánh tét ở miền đất phương Nam nắng gió, đang nhớ lại những cái Tết Minh Hải - Cà Mau, một thời chưa xa.

Ðò dọc, đò ngang…

24/01/2023

Ðò dọc, đò ngang…

(CMO) Khi hạ tầng đường bộ phát triển, hệ thống cầu, đường nối nhịp qua những con sông, cũng là lúc những hoạt động liên quan đến đời sống sông nước ngày càng ít đi. Cũng kể từ đây, tất cả những dòng sông vắng bóng con đò, phương tiện đã từng gắn bó mật thiết với biết bao thân phận mưu sinh bằng nghề đưa, rước khách.

Nơi rừng ngâm chân biển

24/01/2023

Nơi rừng ngâm chân biển

(CMO) Trước năm 1997, tỉnh Minh Hải chưa chia tách thành 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau như bây giờ, cơ quan báo Minh Hải của tôi đóng ở Cà Mau nên suốt 10 năm làm phóng viên báo Minh Hải tôi đã lên rừng, xuống biển tung hoành khắp đất trời Cà Mau.

Xuôi dòng sông Trẹm

22/01/2023

Xuôi dòng sông Trẹm

(CMO) Không theo con đường Xuyên Á như mọi khi, lần về quê này tôi xuôi theo tuyến lộ bê tông uốn quanh dòng sông Trẹm, dòng sông gắn liền với tuổi thơ, cuộc sống của hầu hết người dân vùng đất Thới Bình - trong đó có tôi. Dòng sông đã in đậm dấu ấn trong nhiều tác phẩm văn chương, nghệ thuật nổi tiếng.

Chuyện xây dựng nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau

22/01/2023

Chuyện xây dựng nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau

(CMO) Trong nhiều công trình tại Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau) có ngôi nhà sàn Bác Hồ. Ngôi nhà sàn được xây dựng từ trước đó khá lâu và quanh chuyện xây dựng nhà sàn của Người cũng có nhiều điều thú vị.

Vùng kỷ niệm

14/01/2023

Vùng kỷ niệm

(CMO) Ngoảnh lại đã gần 50 cái Tết tôi xa nơi tuổi thanh xuân của mình và bao đồng đội đã gắn bó một thời đạn bom, xa những người đã cưu mang, đùm bọc chúng tôi mặc dù họ không cùng máu mủ, họ hàng. Nhờ tình yêu thương đó mà chúng tôi vượt qua bao khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc giao phó cho những người lính, được bà con gọi với cái tên trìu mến: Anh giải phóng quân!

Miên man ngày trở về

11/01/2023

Miên man ngày trở về

Nhớ rừng

06/01/2023

Nhớ rừng

(CMO) Tôi là dân xứ rừng U Minh Hạ, ruộng lúa, cá đồng, nhờ thoát ly theo kháng chiến mà biết rừng đước Năm Căn và kênh Ông Ðơn vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30/4/1975.

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài cuối: Thách thức bảo mật thông tin

05/01/2023

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài cuối: Thách thức bảo mật thông tin

(CMO) Chuyển đổi số (CÐS) đem lại cơ hội cho ngành ngân hàng, nhưng nó cũng tạo ra một lỗ hổng về bảo mật thông tin. Cùng với những nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hoá quy trình, tối ưu hoá hoạt động nghiệp vụ để gia tăng trải nghiệm khách hàng, giữ chân khách hàng và thu hút các khách hàng tiềm năng thì ngân hàng và khách hàng phải đối mặt với những rủi ro, như hacker, virus máy tính…

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 2: “Chạy đua” vì người tiêu dùng

04/01/2023

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 2: “Chạy đua” vì người tiêu dùng

(CMO) “Các tổ chức tín dụng không ngừng nghiên cứu, cải tiến và phát triển dịch vụ mới. Rút tiền, nạp tiền không cần thẻ vật lý bằng việc áp dụng công nghệ mã QR với ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động. Cách làm này không những giúp khách hàng có trải nghiệm phong phú hơn với công nghệ tiên tiến, mà còn giúp các nhà băng cắt giảm chi phí vận hành, tối ưu hoá nguồn nhân lực, số hoá giấy tờ trong thời đại 4.0”, ông Võ Kiên Giang, Phó giám đốc Phụ trách NHNN chi nhánh Cà Mau, nhận định.

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 1: Thay đổi chiến lược - Chủ động đổi mới

03/01/2023

Công nghệ số khơi thông dòng... tín dụng - Bài 1: Thay đổi chiến lược - Chủ động đổi mới

(CMO) Chuyển đổi số (CÐS) đã trở thành xu thế tất yếu, nằm trong ưu tiên phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, CÐS được đề cập như một trong những trụ cột chính trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) của Ðại hội Ðảng lần thứ XIII. Chiến lược CÐS quốc gia xác định ngân hàng là một trong số các ngành, lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao, có ảnh hưởng hàng ngày tới người dân, cần ưu tiên CÐS trước. Ðiều này thể hiện sự tin tưởng và cũng là trọng trách lớn lao mà Ðảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành ngân hàng.

Chuyện khởi nghiệp của cô gái 9X

27/12/2022

Chuyện khởi nghiệp của cô gái 9X

(CMO) Trẻ trung, xinh đẹp, có kiến thức, táo bạo, dám nghĩ dám làm, mang lại hiệu quả và thành công trong khởi nghiệp - là lời khen tặng của mọi người dành cho “Cô Nấm” Trần Mai Ril ở ấp Vịnh Gốc, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Người tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn

26/12/2022

Người tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn

(CMO) Tiên phong sáng tạo, biến ý tưởng thành hiện thực trong việc tìm ra nguồn nguyên liệu mới cho mặt hàng đan đát thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chị Dương Thị Bé Tư (sinh năm 1983, đảng viên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 9, xã Thới Bình, huyện Thới Bình) đã tạo sinh kế với thu nhập ổn định cho chị em phụ nữ nông thôn, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Lời của dòng sông

23/12/2022

Lời của dòng sông

(CMO) Vùng Bán đảo Cà Mau có một dòng sông chiều dài chưa đầy 50 cây số, chảy xuyên qua 2 cánh rừng tràm ngút ngàn, rộng lớn mang tên U Minh Hạ và U Minh Thượng thuộc 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Ðó là sông Trẹm. Thời chiến tranh, sông Trẹm chứng ghi bao chiến công lẫy lừng của quân và dân. Những năm qua, dòng sông này luôn thao thiết, chờ mong. Mùa xuân về, lãng du qua sông Trẹm, đã nghe, đã thấy bao điều đáng yêu, đáng nhớ!

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 2: Hiến kế thoát nghèo

04/12/2022

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 2: Hiến kế thoát nghèo

(CMO) Để công tác giảm nghèo thực sự bền vững, ngoài chống bệnh thành tích, theo các chuyên gia thì tỉnh Cà Mau cần có những đánh giá, phân tích đặc điểm, nhận diện cái nghèo cũng như khả năng nguồn lực, thế mạnh của chính địa phương để giải quyết căn cơ vấn đề sinh kế cho hộ nghèo.

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 1: Cần “nói không” với bệnh thành tích

03/12/2022

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 1: Cần “nói không” với bệnh thành tích

(CMO) Nỗ lực vượt bậc trong hành trình giảm nghèo, Cà Mau từ một địa phương từng được ví là “vùng trũng” nghèo đã không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt là trong khoảng 10 năm trở lại đây tỉnh đạt tỷ lệ giảm nghèo đầy ấn tượng, từ 12,4% năm 2011, đến năm 2020 giảm còn 1,87%. Chỉ ngần ấy năm đã có khoảng hàng chục ngàn hộ thoát nghèo. Đó không chỉ là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị các cấp, mà còn là sự vươn lên của mỗi người dân. Thành tựu này rất đáng tự hào. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021-2025 với mức chuẩn cao hơn, cũng như lộ trình nâng chuẩn trong những giai đoạn tiếp theo, càng phải chú trọng tính bền vững của công cuộc giảm nghèo. Và để bài toán giảm nghèo thật sự bền vững, ngoài việc “nói không” với bệnh thành tích, thì cần tìm đúng căn nguyên bệnh và chữa đúng thuốc đối với bệnh nghèo.

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài cuối: Đồng bộ nhiều giải pháp

30/11/2022

Ðể người lao động gắn bó với doanh nghiệp - Bài cuối: Đồng bộ nhiều giải pháp

(CMO) Cùng với hoàn thiện quy định để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm của NSDLÐ trong việc đóng góp quỹ BHXH, BHYT, BHTN, các cơ quan chức năng cần thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NSDLÐ, hiểu biết pháp luật của NLÐ; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN; nâng cao vai trò của Công đoàn trong việc giám sát, phối hợp với NSDLÐ thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLÐ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt đối với các đơn vị sử dụng có các hành vi vi phạm kéo dài.