Ðê biển Tây “oằn mình” trước sóng dữ: Bài 1: Xuôi dòng sạt lở
18/07/2016
Đến hẹn lại lên, đê biển Tây lại “oằn mình” trước những đợt sóng biển mùa gió Tây Nam. Nhiều tuyến đê bị sóng biển cắt phăng, rừng phòng hộ thì tiến sát chân đê làm cho đê biển Tây trở nên mong manh hơn bao giờ hết trước sự “hung dữ” của sóng biển.
Lớp học tình thương ngày trở lại
16/07/2016
Sân Trường Tiểu học Thạnh Phú 2 (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) vắng lặng vì học sinh còn kỳ nghỉ hè khá dài. Chỉ riêng mỗi 1 lớp học vẫn râm ran tiếng ê a đánh vần, ghép chữ, tiếng thước gõ nhịp của bà giáo già và những tràng pháo tay rộn rã khi cả lớp đồng thanh đọc ca dao, tục ngữ hay tập một bài hát mới. Những vị khách bước đến cửa, cả lớp im phắc, một cậu học trò đứng dậy, hô vang: “Cả lớp!”, liền sau đó các bạn trong lớp đứng lên: “Chúng con chào cô, chú!”.
Khắc khoải làng nghề
15/07/2016
Ðất Cà Mau đã sản sinh ra những làng nghề gắn liền với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vang danh khắp chốn như: chiếu Tân Thành, Tân Duyệt; đan đát Thới Bình, rượu Tân Lộc, tôm khô Rạch Gốc… Thật may mắn vì một số sản phẩm này đã xây dựng được thương hiệu, trở thành hàng hoá mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số làng nghề đã dần mai một, cảm giác bùi ngùi tiếc nhớ là không thể tránh khỏi.
Lý tình chợ … chạy
08/07/2016
Gọi là “chợ chạy” vì mỗi khi có lực lượng chức năng đến thì những người bán hàng ở đây nháo nhào… chạy. Chợ thường được nhóm họp ven đường, trên các vỉa hè gây mất an ninh trật tự và cả mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn TP Cà Mau, những khu chợ như thế này tồn tại khá phổ biến. Ngành chức năng cứ làm nhiệm vụ đuổi, người bán cứ… chạy và "cuộc chiến" giữa cái lý và cái tình cứ mãi giằng co.
"Xóm viêm xoang"
01/07/2016
Vào đầu mùa mưa này, bất cứ ai đi ngang qua địa phận ấp Hoà Trung, xã Hoà Thành, TP Cà Mau (đoạn gần cầu Hoà Trung, đường về huyện Ðầm Dơi) đều có cùng cảm nhận: “Trời ơi! Hôi quá”. Nhiều người mang thắc mắc này hỏi bà con ở ấp Hoà Trung: “Hôi vầy làm sao mà sống nổi?”. Câu trả lời của bà con ở đây là: “Phải cắn răng chịu, chứ kêu cứu hoài có ai giải quyết giùm đâu”.
Chữ tín Quý Cồ
24/06/2016
Nghe cái tên Quý Cồ, ai cũng nghĩ tướng tá của tay này chắc phải hì hợm lắm, nhưng gặp Quý Cồ rồi mới té ngửa. Quý Cồ tên họ thật là Tạ Chiêu Quý, sinh năm 1984, trong một gia đình lao động nghèo ở Phường 9, TP Cà Mau. Anh nhỏ người, tướng tá thư sinh như cậu học trò hơn là anh thợ sửa xe máy.
Vui buồn nghề báo
19/06/2016
Các phóng viên tác nghiệp tại sự kiện thông xe đường Hồ Chí Minh về đến Ðất Mũi, tháng 1/2016.
27 lần "trao đời sự sống"
17/06/2016
Hồ Quý Nhi hiến máu lần thứ 20 trong chương trình “Giọt hồng tri ân” tại Hà Nội của Chiến dịch quốc gia Hành trình Đỏ 2014.
Kết thúc có hậu câu chuyện “Người giữ nhật ký đồng đội gần 45 năm”
11/06/2016
Trong quyển nhật ký, Quốc Tiến có nói đến mối tình giữa mình và người phụ nữ tên Kim Ánh bằng một thái độ trân trọng và một tình yêu mãnh liệt, thiết tha. Quyển nhật ký ông Ba Trân có được cũng do Quốc Tiến gởi lại nhờ trao cho Kim Ánh. Tuy nhiên, sau khi chia tay và Quốc Tiến hy sinh, ông Ba Trân cũng chuyển nơi đóng quân nên không có điều kiện tìm gặp được Kim Ánh để thực hiện tâm nguyện của bạn mình.
Những “ốc đảo” giữa lòng thành phố
04/06/2016
Mới đầu mùa mưa nhưng con đường ở Khóm 4, Phường 8 đã lầy lội.
Xung quanh tình hình ANTT ở Thới Bình người dân mong chờ sự phán quyết: Bài 2: Nỗ lực lập lại trật tự xã hội ở địa phương
02/06/2016
Căn nhà ông Kha cháy rụi chỉ còn sót lại vài vật dụng không giá trị sử dụng.
Xung quanh tình hình ANTT ở Thới Bình người dân mong chờ sự phán quyết: Bài 1: Thái độ thách thức, xem thường luật pháp
01/06/2016
Ðông đảo bà con khu vực cạnh vuông tôm ông Nguyễn Văn Kha rất bức xúc về thái độ xem thường pháp luật của cha con ông Nguyễn Văn Tùng.
Xóm đại học ven đầm
21/05/2016
Ở Thị Tường B, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, việc giáo dục ý thức học tập cho con, cháu đã hình thành nên phong trào khuyến học, khuyến tài rộng khắp.
Hoa ở đất phèn
13/05/2016
Ở đất Khánh Hoà, huyện U Minh, đồng bào Khmer quần cư thành những xóm “Khmer nhỏ”, “Khmer lớn” từ thời khai khẩn rừng hoang. Người Khmer nơi đây có một thời là vùng trũng của cái nghèo. Phèn đắng, nước đỏ và cái cơ cực cứ đổ dồn về những xóm nghèo heo hút.
Ðoàn Văn công Giải phóng - Một thời hoa lửa
06/05/2016
Các thế hệ văn công tỉnh Cà Mau tại buổi họp mặt truyền thống kỷ niệm 56 năm thành lập đoàn.
Quy hoạch sản xuất vùng ngọt trước nguy cơ bị phá vỡ: Bài 3: Ðương đầu với hạn, mặn
24/04/2016
Ðể "sống chung với hạn, mặn", có nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học đem ra mổ xẻ. Hàng loạt hội nghị, hội thảo, các chuyến khảo sát thực tế của các cấp, các ngành và chính quyền từ Trung ương đến địa phương liên tục diễn ra nhằm tìm lời giải cho bài toán sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn, mặn tăng cao cho trước mắt và lâu dài.
Quy hoạch sản xuất vùng ngọt trước nguy cơ bị phá vỡ: Bài 2: Hạ tầng thuỷ lợi thiếu và yếu
23/04/2016
Hệ thống thuỷ lợi là yếu tố quan trọng trong sản xuất, dù đó là khu vực nuôi hay trồng bất cứ cây, con gì. Thiệt hại lớn trong vụ mùa vừa qua nguyên nhân chính là do thiên tai, tuy nhiên, một phần do chính những hạn chế từ việc xây dựng các công trình thuỷ lợi thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân.
Quy hoạch sản xuất vùng ngọt trước nguy cơ bị phá vỡ: Bài 1: Manh mún vùng ngọt
22/04/2016
Hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư đồng bộ cùng với tâm lý chuộng tôm hơn lúa đã khiến tình trạng chuyển dịch tự phát của nông dân ở các vùng ngọt hoá xảy ra trong nhiều năm, gây xung đột ngay cả trong bộ phận người dân canh tác cùng khu vực.
Đền Hùng - Khơi mạch đất thiêng
14/04/2016
Nhân dân Tân Phú trọn lòng thành kính các vị Vua Hùng, cầu mong quốc thái dân an, nỗ lực sản xuất để phát triển đời sống, xây dựng quê hương.
Hỗ trợ thiệt hại do thiên tai: Vì sao chậm đến tay người dân?
07/04/2016
Hạn hán khắc nghiệt, vụ mùa mất trắng, nông dân ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời mỏi mòn chờ tiền hỗ trợ.
Hắt hiu khu tái định cư An Phú
01/04/2016
Bên ly trà nấu bằng thứ nước lờ lợ hơi phèn, ông Tám Phú (Trần Quốc Phú, ấp An Phú, xã Khánh An, huyện U Minh) kêu trời: “Có khu khí - điện - đạm ngoài kia, ấp lại tên An Phú, mới nghe tên ai cũng nói đây là đất bình yên, giàu có, nhưng có ai thấu cảnh sống cơ cực của bà con hơn chục năm qua”. 120 hộ khu tái định canh, định cư ấp An Phú đang mòn mỏi mong chờ những tuyến lộ giao thông, nguồn điện, dòng nước sạch để cải thiện cuộc sống, phát triển sản xuất.
Sắt son tình đồng chí, nghĩa đồng bào
17/03/2016
Từ Tiền Giang, Bến Tre, Cửu Long, Hậu Giang, Minh Hải, những tiểu đoàn thiện chiến đã tụ họp về để chung vai chiến đấu tại một sư đoàn bộ binh huyền thoại. Những chiến công vang dội, tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của Sư đoàn BB339 đã tô thắm thêm quân kỳ quyết chiến và quyết thắng của vùng đất Chín Rồng.
Chiếc cầu mơ ước
31/01/2016
Tết này, nếu đứa bạn của tôi về thăm nhà, chắc hắn ngạc nhiên và mừng lắm. Bởi đường về quê của hắn không còn cảnh luỵ phà. Trên chiếc cầu bắc ngang sông Gành Hào về huyện Đầm Dơi, nhìn thấy rõ chiếc phà “đậu tài” buồn so. Nó biết vừa bị cầu Hoà Trung “khai tử”. Mà cũng đáng! Ngày trước, một phần cũng vì bến phà ngang sông ấy, đứa bạn thân của tôi lỡ làng mối duyên đầu…
Nông dân rừng tràm hớn hở đón xuân
14/01/2016
Xe bon bon trên tuyến đường nhựa thẳng tắp, rợp bóng cây xanh. Dạo quanh một vòng từ Co Xáng đến ấp Vồ Dơi (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), khách đi đường dễ dàng bắt gặp không khí lao động sôi nổi của người dân đang tất bật làm cá khô bổi cung cấp cho thị trường Tết sắp tới. Dọc hai bên đường là các quán nhỏ bày bán đa dạng các loại mặt hàng như cá khô bổi, chuối khô, mứt chuối, đặc biệt là mật ong - đặc sản vùng U Minh Hạ.
Điểm nghẽn kinh tế biển Phú Tân: Bài 2: Đừng để “lỡ duyên” tàu – bến
10/12/2015
Cửa biển Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, một trong những cửa biển quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh cũng như cả nước. Cửa biển này có tiềm năng tiếp nhận tàu công suất lớn vào neo đậu và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá để trở thành cửa biển sầm uất, nếu được đầu tư đúng mức.
Điểm nghẽn kinh tế biển Phú Tân: Bài 1: Khi biển không còn hào phóng
08/12/2015
Hơn chục năm làm nghề lú huế, ông Nguyễn Văn Út, ấp Cái Nước, xã Phú Tân, huyện Phú Tân khao khát vươn khơi, tìm ngư trường mới.
Nặng tình "đất khách"
26/11/2015
Ở huyện Thới Bình hiện còn gần 20 giáo viên của Hà Nam Ninh (cũ, bao gồm cả Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay) chi viện về cho Cà Mau, từ thời còn Minh Hải kết nghĩa với Hà Nam Ninh vào đầu những năm của thập niên 80. Họ đã cùng đồng cam cộng khổ với người dân Minh Hải (Cà Mau - Bạc Liêu) trải qua một thời gian dài đầy gian khó trong những năm đầu hoà bình, xây dựng đất nước. Câu chuyện của vợ chồng thầy Cẩn và cô Chung trong số đó là câu chuyện một thời không thể nào quên về sự nghiệp trồng người của Thới Bình nói riêng, Minh Hải nói chung trong những năm tháng đong đầy tình người.
Phân chia "lãnh địa" khai thác: Nóng lên vùng biển Tây
22/11/2015
Anh Huỳnh Quốc Nam trên chiếc tàu cá của mình, dàn lô kéo ốc, được cho là bị tàu của ông Lê Thanh Toàn đâm gãy, đã làm lại với chi phí hàng chục triệu đồng. Hiện sự việc vẫn chưa được cơ quan chức năng giải quyết.
Giấc mơ “sổ đỏ”
13/11/2015
Ruộng đất chính là sinh mạng của người nông dân. Cách đây 25 năm, dòng người khắp nơi đổ về Lâm trường U Minh 3 (huyện U Minh) để thoả niềm khao khát tìm một miếng đất để sinh kế, cũng là tìm kiếm tương lai cuộc sống của chính mình. Phần lớn họ đều được khoán đất, ít thì 2 ha, nhiều thì 10 ha, trong đó 3 phần làm đất ở và đất sản xuất, còn lại 7 phần trồng rừng. Lâm trường cấp cho mỗi nóc gia cuốn “sổ xanh”, cam kết hợp đồng trong 20 năm là đất của bà con. Khi rừng đến lứa thu hoạch thì chia ra, lâm trường 40%, người dân được 60% (đã tính thuế).
Nghề "hạ bạc"
05/11/2015
Phần lớn ngư dân Phú Tân khai thác biển với tàu công suất nhỏ gần bờ, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên.