Thích ứng rủi ro

Thích ứng rủi ro

(CMO) Chủ động ứng phó, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành, đó là tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trước diễn biến của các kỳ triều cường những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

“Phòng thủ chủ động” giảm thiệt hại thiên tai

“Phòng thủ chủ động” giảm thiệt hại thiên tai

(CMO) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường theo chiều hướng cực đoan là điều gần như ai cũng thấy. Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất, dông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn… xảy ra thường xuyên hơn trên phạm vi ngày một rộng, với mức độ nguy hiểm mỗi lúc một gia tăng. Thiên tai thời gian qua đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cả về con người và kinh tế. Sau những đợt thiên tai, chính quyền các cấp và người dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để khắc phục hậu quả, thậm chí có những thiệt hại không thể khắc phục được.

Mùa nước biển dâng

Mùa nước biển dâng

(CMO) Vào mùa gió chướng, vùng biển Ðông Cà Mau từ Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi) đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển) phải gánh chịu nhiều đợt triều cường với những trận sóng to, gió lớn làm nước biển dâng, gây sạt lở nghiêm trọng đến đất rừng phòng hộ ven biển.

Ứng phó thiên tai, hiệu quả nhất là chủ động

Ứng phó thiên tai, hiệu quả nhất là chủ động

(CMO) Thiên tai sẽ tập trung cao điểm trong tháng 10, tháng 11 và nửa đầu tháng 12/2021, đó là nhận định xu thế diễn biến thiên tai của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trong năm 2021 này. Trong khoảng thời gian này, nguy cơ bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập úng... có thể xảy ra liên tiếp.

Cà Mau mất gần 5 ngàn ha rừng ven biển

Cà Mau mất gần 5 ngàn ha rừng ven biển

(CMO) Giai đoạn 2011-2020, Cà Mau mất 4.950 ha đất rừng ven biển, nguyên nhân được cho là do tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (triều cường cao, thiên tai), làm cho tình hình sạt lở ven biển thêm diễn biến phức tạp, trải rộng từ Đông sang Tây.

Chủ động trước triều cường

Chủ động trước triều cường

(CMO) Cứ vào con nước trong các tháng cuối năm, triều cường lại lên cao. Không ngoài quy luật ấy, con nước triều những ngày đầu tháng 11 này, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh chạm mốc báo động 3 (1,5 m) gây ngập, nhất là các xã ven biển Ðông.

Ngăn sạt lở ven sông cần giải pháp lâu dài

Ngăn sạt lở ven sông cần giải pháp lâu dài

(CMO) Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông trên địa bàn xã Việt Thắng (huyện Phú Tân) xảy ra ngày càng trầm trọng. Những đoạn lộ sụp lún rồi chia thành nhiều khúc, dù đã được làm bờ kè gia cố nhưng đất vẫn bị sạt lở, ăn sâu. Sạt lở luôn là nỗi trăn trở thường trực của người dân và chính quyền địa phương.

Ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng

Ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng

(CMO) Cùng với tất cả các ngư cụ, các vật dụng cần thiết khác cho chuyến ra biển đánh bắt cá cơm, chiếc áo phao, can dầu được ông Hai Khâm nhanh chóng và cẩn thận cho vào hộc đựng. "Giờ đây, nó là vật bất ly thân khi ra biển”, ông Hai Khâm chia sẻ.

Chủ động phòng ngừa thiên tai

Chủ động phòng ngừa thiên tai

(CMO) Những năm gần đây thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và sự an toàn tính mạng của người dân. Mặc dù ngành chức năng đã có nhiều biện pháp phòng, chống, nhưng thiệt hại do thiên tai gây ra ngày càng có xu hướng tăng. Ðặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm triều cường, mưa bão, lốc xoáy liên tiếp xảy ra.

An toàn trước thiên tai

An toàn trước thiên tai

(CMO) Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng..., đó là những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Cà Mau.

Nỗi lòng xứ biển

Nỗi lòng xứ biển

(CMO) Mùa gió Nam, mùa của bao âu lo thường trực của cư dân ven biển. Từ chuyện làm nghề để mưu sinh cho đến phập phồng trước thiên tai bất chợt. Mưa bão, lốc xoáy, nước biển dâng, sạt lở. Khó khăn, hiểm nguy rình rập nhưng bao cư dân ven biển vẫn bám trụ để sinh nhai. Với họ, dường như đó là lựa chọn duy nhất.

Mưa bão và những hệ lụy

Mưa bão và những hệ lụy

(CMO) 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 3 thuyền viên bị mất tích trên biển, 3 người chết, 5 người bị thương. Hơn 28 km lộ giao thông và gần 500 ha nuôi trồng thuỷ sản bị ngập, tràn; 132 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài trên 2.800 m (trong đó có 845 m lộ bê-tông, 60 m bờ kè, 100 m lộ cấp VI); 3 vị trí bờ biển bị sạt lở với chiều dài 1.900 m; 829 căn nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng… Ước thiệt hại do thiên tai gây ra trên 8,3 tỷ đồng.

An toàn của người dân là trọng tâm

An toàn của người dân là trọng tâm

(CMO) Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây ra thiệt hại hơn 8,2 tỷ đồng, ảnh hưởng gần như trên tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất đến tài sản, nhà cửa và cả tính mạng của người dân.

Chủ động kịch bản “thiên tai - dịch bệnh”

Chủ động kịch bản “thiên tai - dịch bệnh”

(CMO) “Phú Tân là huyện ven biển, thường bị tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai. Vì vậy, ngoài việc xây dựng kế hoạch chung cho giai đoạn 5 năm, hàng năm huyện đều có kế hoạch sát với tình hình thực tế về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN). Cụ thể như năm nay, cần phải xây dựng các phương án ứng phó nếu xảy ra áp thấp nhiệt đới, mưa bão trong thời điểm dịch Covid-19”, ông Võ Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, chia sẻ.

Chủ động trước triều cường

Chủ động trước triều cường

(CMO) Năm Căn là huyện đặc trưng của vùng sông nước, địa bàn có 2 mặt giáp biển là biển Ðông và biển Tây, hàng năm vào khoảng từ tháng 10 đến tháng Giêng âm lịch năm sau là thời điểm triều cường cao nhất trên địa bàn. Ðể chủ động ứng phó với các đợt triều cường trong thời gian tới, các xã, thị trấn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến mức thấp nhất về đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Giảm thiệt hại do triều cường

Giảm thiệt hại do triều cường

(CMO) Mưa cộng với triều cường gây ngập úng, tràn bờ bao là câu chuyện không còn xa lạ với người dân vùng sông nước Cà Mau. Những năm gần đây, hiện tượng thiên tai này càng trở nên phức tạp khi có nhiều vùng ngập sâu hơn, thiệt hại lớn hơn.

Mong an cư để lạc nghiệp

Mong an cư để lạc nghiệp

(CMO) Những ngày cuối tháng 9, chúng tôi có dịp trở lại ấp Bỏ Hủ, một trong những điểm nóng về sạt lở của xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn. Những căn nhà còn trụ lại được cũng trở nên xơ xác khi cơn mưa ập đến. Dông lốc, sạt lở đất mỗi năm đã lấn dần vào đất liền. Trước cuộc rượt đuổi của thiên tai này, người dân nơi đây mong chờ khu tái định cư sớm hoàn thành để họ có thể an cư, lạc nghiệp.

Giữ đê, để cuộc sống an toàn

Giữ đê, để  cuộc sống an toàn

(CMO) “Mỗi nhân viên của hạt đê điều giám sát 3 km đê. Những ngày nắng cũng như ngày mưa, đơn vị luôn bố trí lực lượng trực, mùa mưa bão thì tăng cường thêm lượt”, ông Bùi Quốc Nam, Phó hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều tỉnh Cà Mau, cho hay.

Ứng phó sạt lở ven sông

Ứng phó sạt lở ven sông

(CMO) Một số xã trên địa bàn huyện Ðầm Dơi như: Tân Tiến, Tân Thuận, Thanh Tùng, Nguyễn Huân… thường xuyên bị sạt lở đất ven sông, triều cường dâng cao, gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Ðầm Dơi đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, với mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại do triều cường, mưa bão, thiên tai gây ra.

Dựa vào dân để bảo vệ dân

Dựa vào dân để bảo vệ dân

(CMO) Là xã cách xa trung tâm huyện, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, do đó, công tác phòng, chống lụt bão, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi chủ yếu là dựa vào sức dân.

Ðồng lòng chống sạt lở

Ðồng lòng chống sạt lở

(CMO) Những năm gần đây, tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển diễn ra ngày càng nghiêm trọng, khiến hàng ngàn hộ dân sinh sống ở những khu vực này thấp thỏm lo âu. Trong khi chính quyền địa phương đang ra sức tìm giải pháp căn cơ để khắc phục thì người dân cũng đã nâng cao ý thức, có nhiều biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho gia đình.

Bảo vệ “vành đai xanh”

Bảo vệ “vành đai xanh”

(CMO) Khôi phục và giữ rừng phòng hộ ven biển là giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, nhất là tình trạng sạt lở. Theo đó, thời gian qua, nhiều giải pháp nhằm từng bước khôi phục rừng phòng hộ đã được triển khai dọc dài bờ biển từ Ðông sang Tây.

Nỗi ám ảnh sạt lở

Nỗi ám ảnh sạt lở

(CMO) Mỗi khi vào mùa mưa bão, cụm từ “sạt lở” lại trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân. Hàng ngàn hộ dân sống ven nhiều tuyến sông lại rơi vào cảnh thấp thỏm, bất an trước sự đe doạ cả tính mạng và tài sản đến từ sạt lở.

Bảo vệ tài sản mùa mưa bão

Bảo vệ tài sản mùa mưa bão

(CMO) Mưa lớn kèm theo dông lốc, gió giật mạnh, là những hiện tượng thời tiết thường xuyên xảy ra trong mùa mưa bão, hàng năm đều gây thiệt hại không nhỏ về nhà cửa và cả sản xuất của người dân. Do đó, việc chằng chống nhà cửa kịp thời và đúng cách đang là một trong những giải pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại do thiên tai.

Chủ động ứng phó thiên tai

Chủ động ứng phó thiên tai

(CMO) Thời gian qua, huyện Thới Bình chịu không ít thiệt hại do thiên tai, lốc xoáy. Ðể hạn chế những thiệt hại này, huyện chủ động xây dựng phương án phòng chống phù hợp với từng địa bàn xã, thị trấn; chuẩn bị chu đáo các điều kiện về cơ sở vật chất, lực lượng tham gia, phấn đấu giảm thấp nhất những thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trong mùa mưa bão.

Cảnh báo sạt lở bờ sông

Cảnh báo sạt lở bờ sông

(CMO) Khi mùa mưa đến, bên cạnh những dòng nước tắm mát cho vùng khô hạn, người dân thiếu nước sạch có cơ hội trữ nước sinh hoạt thì tại một số vùng ven biển, ven sông, lại là nỗi ám ảnh thường trực bởi tình trạng sạt lở đến hẹn lại lên. Nỗi trăn trở từ các cấp lãnh đạo địa phương mỗi năm là một câu chuyện khác nhau, còn người dân sống trên những bờ đất mong manh ấy vẫn thấp thỏm nỗi lo sập nhà, mất đất.

Tiếp tục hộ đê biển Tây khẩn cấp

Tiếp tục hộ đê biển Tây khẩn cấp

(CMO) Cơn bão số 2 đã qua, thế nhưng hệ luỵ mà nó để lại là hàng loạt điểm sạt lở dọc theo đê biển Tây. Những ngày qua, một số đoạn trên tuyến đê này tiếp tục bị sóng biển uy hiếp, áp sát thân đê, công tác hộ đê đang được thực hiện tích cực.

Xử lý sự cố đê biển: Tiền đã có mà chưa triển khai

Xử lý sự cố đê biển: Tiền đã có mà chưa triển khai

(CMO) Ðoạn đê trên 14 km từ cửa Hương Mai đến Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh) là tuyến đê kiên cố bằng giải pháp công trình đầu tiên của tỉnh. Sau thời gian đưa vào sử dụng, đoạn đê này xảy ra hiện tượng nứt, tạo thành khe chạy dài giữa mặt đường, sụp lún và sạt về hai bên. Thực tế này không những ảnh hưởng đến sự an toàn đê biển mà còn ảnh hưởng giao thông trên tuyến.

Thiên tai tiếp tục gây thiệt hại

Thiên tai tiếp tục gây thiệt hại

(CMO) Liên tiếp trong những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, mưa nhiều, nước dâng cao đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại các tuyến sông, bờ biển…

Gian nan “cuộc chiến” chống sạt lở

Gian nan “cuộc chiến” chống sạt lở

(CMO) Hơn 30 năm hình thành cũng là ngần ấy năm cuộc chiến giữ đất, giữ rừng ven đê biển Tây không phút nào ngơi nghỉ. Hàng ngàn tỷ đồng kèm theo hàng loạt các giải pháp từ công trình cho đến phi công trình đã được triển khai dọc theo chiều dài của đê, thế nhưng, đến nay hồi kết vẫn chưa ai dám khẳng định là khi nào.