ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 1-7-24 16:24:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Báo Cà Mau Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, bà Trần Thị Quyết, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khẳng định: Diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm tư vấn cho hội viên nông dân phương hướng sản xuất kinh doanh; lựa chọn loại giống cây, con chủ lực theo quy hoạch để phát huy thế mạnh; phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo nghề nhằm trang bị tri thức, kỹ năng cần thiết cho hội viên nông dân khi bắt đầu khởi nghiệp; cung cấp các kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất như:  chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản, kết nối thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là việc hỗ trợ nguồn vốn tín dụng cần thiết từ Quỹ Hỗ trợ nông dân và các ngân hàng giúp nông dân khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ… Qua đó, có nhiều mô hình khởi nghiệp thành công, đã thành lập được các câu lạc bộ nông dân tỷ phú trên địa bàn 9 huyện, thành phố, có  81.693 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp Trung ương  là 64 hộ.

Bà Trần Thị Quyết, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, phát biểu tại diễn đàn.

Đây cũng là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế.

Tại diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số", lãnh đạo các sở, ngành và cán bộ, hội viên nông dân chia sẻ những kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thiêu thụ nông sản. Đặc biệt, tư vấn cho hội viên nông dân phương hướng sản xuất kinh doanh; lựa chọn loại giống cây, con chủ lực theo quy hoạch để phát huy thế mạnh của địa phương. Đồng thời, truyền tải nhiều thông tin về khởi nghiệp và chuyển đổi số trong nông dân nhằm hỗ trợ, bổ sung kiến thức về cơ chế, chính sách về phát triển công nghệ số và những thách thức khi triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp; kinh nghiệm trong khởi nghiệp, khởi sự sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ công nghệ số; ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý, vận hành hợp tác xã, doanh nghiệp…

Tham gia diễn đàn, các đại biểu được truyền tải thông tin về chuyển đổi số và bổ sung thêm nhiều kiến thức để áp dụng tại mô hình khởi nghiệp của gia đình mình.

Diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao kiến thức, ươm mầm về khởi nghiệp, sáng tạo và chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp. Qua đó giúp hội viên, nông dân có hoài bão, vươn lên lập nghiệp, hoàn thiện những ý tưởng, đề án sản xuất kinh doanh mới và tìm kiếm cơ hội đầu tư, vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

                                                                      Trung Đỉnh

         

Cựu chiến binh Phan Thanh Sử giỏi làm kinh tế

Những năm qua, trên địa bàn TP Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh gương mẫu làm kinh tế giỏi, ông Phan Thanh Sử, 59 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Ấp 5, xã Tân Thành, là một trong những điển hình.

Làm giàu từ nuôi cá

Thời gian qua, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững luôn được hội viên nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tích cực hưởng ứng và thực hiện hiệu quả, hằng năm có trên 500 hội viên nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi các cấp. Tiêu biểu có ông Trương Văn Bia, Ấp 5, xã Tân Thành, thành viên Câu lạc bộ (CLB) Nông dân tỷ phú xã Tân Thành, với mô hình nuôi cá bống tượng, kết hợp nuôi tôm, cua, trồng cây ăn trái.

Những nông dân năng động làm giàu

Toàn tỉnh hiện có 10 câu lạc bộ (CLB) nông dân tỷ phú, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Các CLB đã kết nối nhiều ngành nghề, liên kết trong sản xuất, phát huy tối đa hiệu quả mô hình; là điểm sáng trong phong trào thi đua sản xuất ở địa phương.

Cơ hội làm giàu bền vững cho nông dân

Trong năm 2023, nông dân huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay, mang lại hiệu quả cao.

“Lên bờ, xuống ruộng”

Lúa lên bờ, hoa màu xuống ruộng; mô hình canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu, mà mọi người hay ví von là mô hình “lên bờ, xuống ruộng”, đã biến những mảnh đất hoang hoá thời kinh tế mới ngày nào của kênh So Ðũa, Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời trở nên trù phú, vạn người mê.

Khá giả nhờ sò huyết

Hiện nay, trên địa bàn xã Trần Thới (huyện Cái Nước) có 510 hộ nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm với hơn 1.000 ha. Trong bối cảnh giá tôm sụt giảm, con sò huyết trở thành vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân nơi đây vươn lên khá giả.

Làm giàu nhờ chuyển đổi sản xuất phù hợp

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn TP Cà Mau phát triển nhanh.

Ða canh phù hợp cho thu nhập cao

Với 10 công đất canh tác, ông Lê Hoàng Liêm, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Ấp 14, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, thực hiện nhiều mô hình kết hợp, tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất, mang lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Làm giàu ở quê mới

(CMO) Rời quê hương, lập nghiệp nơi đất khách quê người, với ý chí vượt khó vươn lên, ông Nguyễn Ðình Bộ (Ấp 5, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Ða canh làm giàu

(CMO) Từ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện U Minh, xuất hiện nhiều nông dân có cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế tại hộ gia đình. Gia đình anh Trương Văn Thơi và chị Phạm Thị Cẩm Tú, Ấp 9, xã Khánh Thuận, là một điển hình.