Lan man dịch buồn

Lan man dịch buồn

(CMO) Thiên nhiên, thời tiết luôn thay đổi khác thường. Có những điều lạ lẫm, kỳ thú từ thời tiết, thiên nhiên… Giữa những năm 60, đất Cà Mau ban ngày nắng đổ hào quang, trưa nhìn ra ruộng vô số bóng nắng lao xao nhảy múa… Ban đêm sương mù trắng dã như đóng băng, sáng sớm ra, đi cách vài thước nhìn không thấy, không nói tên là không biết người nào… Bây giờ muốn ngắm cảnh kỳ thú sương mù như vậy, dễ gì có!

Nhớ dưa bồn bồn của má

Nhớ dưa bồn bồn của má

(CMO) Trên tuyến Quốc lộ 1, ngang qua xã Tân Hưng Ðông, bồn bồn xanh bát ngát dưới ruộng, những “gian hàng” thô sơ được dựng tạm hai bên đường, chỗ được che bằng vài tấm tôn cũ, chỗ bằng cây dù vải, chỗ thì chục tàu lá dừa để chưng những keo dưa bồn bồn, những bó bồn bồn tươi roi rói vừa mới tách vỏ xong. Nhìn những người đàn ông đang ra sức nhổ bồn bồn dưới ruộng chất thành đống, vác lên mé lộ dùng dao bén chặt phăng phần ngọn, đem phần cây vào chòi cho mấy chị lột vỏ, trưng bày lên sạp hàng… gợi cho tôi nhớ biết bao kỷ niệm thời thơ ấu, về những hũ dưa bồn bồn của má…

Những tiếng rao vài dấu lặng buồn...

Những tiếng rao vài dấu lặng buồn...

(CMO) Nếu có ai hỏi thanh âm nào kịp ở lại trong lòng chúng tôi, thế hệ đôi mươi vừa bước vào đời, thì câu trả lời khắc khoải nhất là… “những lời rao”. Trên mấy vùng quê cũ, hay cả trong những thành phố rộng, đâu đó vẫn còn nôn nao bởi mấy lời thương nhớ ấy. Chúng như những âm điệu riêng, thẩm thấu và nuôi lớn cái thuở hồi ức còn là chuỗi ngày đi rong giữa lòng đời rộng, của mỗi con người…

Ơ cá kho của nhà văn

Ơ cá kho của nhà văn

(CMO) Nhà văn Lê Minh Nhựt lên Messenger nhắn cộc lốc: “Mầy ăn lòng tong kho hông? Mai tao gởi”. Đọc dòng tin nhắn mà chưa kịp tin thật là từ ông nhà văn “giang hồ vặt”.

Cây đèn “Ta Đăng”

Cây đèn “Ta Đăng”

Chị gái

Chị gái

(CMO) Là con thứ 7 trong gia đình, sau còn thêm đứa em gái út là tôi, nhà đông con nên chị ít được cha mẹ chăm lo chu đáo. Chị là người sống tình cảm, rất biết quan tâm đến mọi người, chị biết nỗi nhọc nhằn trên vai mẹ, nên ở cái tuổi lên 8, 9 chị đã biết phụ giúp làm những việc nội trợ: trông em, nấu cơm, giặt đồ, chẻ củi, xách cặn nuôi heo… Chuyện gì khả năng làm được chị đều làm, để cha mẹ có thêm thời gian kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình.

Giải trí ngày xưa

Giải trí ngày xưa

(CMO) Ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, bên cạnh những nhu cầu cơ bản là ăn, mặc, ở và duy trì nòi giống, thì nhu cầu giải trí là một phần không thể thiếu, nếu không nói là rất quan trọng. Vậy khi chưa có Internet, chưa có những loại hình giải trí hiện đại như bây giờ, người xưa tìm kiếm niềm vui để bồi bổ tinh thần bằng cách nào? Ðó chẳng phải là câu hỏi quá thú vị, khi mà trong bối cảnh giãn cách xã hội, chúng ta bỗng trở nên chán chường với màn hình ti-vi và điện thoại thông minh, tâm trí bỗng trở nên ù lì, năng lượng tích cực dường như bay đâu mất.

Chuyện con rùa

Chuyện con rùa

Tiếng kèn tuổi thơ

Tiếng kèn tuổi thơ

Phí làm dâu

Phí làm dâu

Cồn cào nhớ quê

Cồn cào nhớ quê

Màu hoàng hôn

Màu hoàng hôn

(CMO) Nắng chiều nhè nhẹ, buông thả trên cánh đồng làng. Màu nắng vàng nhạt lung linh, dịu dàng, ấm áp. Phía Tây, cuối chân trời xa tít, lấp lánh mặt trời thắm đỏ tươi. Có thể đến từng giây phút lặng lẽ tạm biệt của mặt trời sau một ngày cung cấp năng lượng ánh sáng cho thế gian. Xa xa những cánh diều thấp thoáng tung bay nghe được tiếng phần phật nô đùa giữa khung trời mênh mông của mùa hạ…

Chuyện giải trí hồi nẵm

Chuyện giải trí hồi nẵm

(CMO) Cái quạt bằng mo cau đã mềm, mép rách tưa nhiều chỗ… chuyển động liên tục, tạo thành âm thanh nghe phành phạch, phành phạch, trộn lẫn tiếng lửa réo ù ù.

Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(CMO) Chuyện ăn - uống là nhu cầu cơ bản để tồn tại của con người. Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, vấn đề này dần được bồi tụ thêm các tầng bậc trầm tích lịch sử - văn hoá, trở thành nét riêng của từng cộng đồng, mà người ta hay gọi bằng khái niệm văn hoá ẩm thực. Nhưng có lẽ, không ở đâu như Việt Nam, chuyện ăn uống và bữa cơm gia đình lại có ý nghĩa đặc biệt đến vậy.

Năm Sửu, nhớ Trâu

Năm Sửu, nhớ Trâu

(CMO) Tôi sinh ra sau chiến tranh vài năm. Ðất nước mới được giải phóng, Cà Mau khi đó còn nghèo, kinh tế phụ thuộc lớn vào nông nghiệp.

Cây mai của ngoại

Cây mai của ngoại

(CMO) Cứ mặc định, trước Tết khoảng nửa tháng, hai anh em tôi với gương mặt uể oải vì bị bắt dậy sớm vào những ngày cuối tuần để lặt lá mấy cây mai trước nhà. Em gái tôi thắc mắc, cây gì bông chẳng thơm tho mà sao cứ phải trồng trưng ngày Tết…

Chuyến đò may mắn

Chuyến đò may mắn

(CMO) Ngày ấy, tôi sống với ông nội trong một cái chòi lụp xụp, ngả nghiêng, bên bờ sông Mã. Ngày lại ngày, tôi chèo đò đưa khách qua sông để kiếm tiền đưa ông nội mua gạo. Cuộc sống bần hàn bữa cơm độn khoai, bữa cháo, cái “chữ” đối với tôi sao thấy cao xa quá.

Hương Tết ngọt ngào

Hương Tết ngọt ngào

(CMO) Vẫn là vị Tết đó thôi, nhưng Tết quê nhà lại pha thêm một chút hương vị riêng biệt mà không phải Tết nơi nào cũng có. Bởi vậy tôi mới nhớ đến nao lòng cái Tết quê mình, nhớ mùi bánh thơm ngon, nhớ thịt kho hột vịt…

Mùa Vui

Mùa Vui

(CMO) Cách nay chưa lâu lắm, khi gió chướng về, những hạt sương còn đọng trên những bó lúa được bầy trâu cộ về chất đầy trước sân là thời điểm cận Tết. Thiên nhiên rất đỗi tuyệt vời, ban cho con người 4 mùa xuân, hạ, thu, đông ở miền Bắc và 2 mùa mưa, nắng ở miền Nam. Dù ở đâu thì mùa xuân hoặc mùa nắng vẫn luôn đẹp và vui nhất trong năm.

Mùi bánh phồng nướng rơm

Mùi bánh phồng nướng rơm

(CMO) Không khí rộn ràng cuối năm làm tôi nhớ đến những cái Tết năm xưa. Thuở ấy, gần Tết là nhà nhà đều chuẩn bị bánh mứt. Trong các loại bánh thường có vào ngày Tết ở miền quê thuở ấy thường không thiếu bánh phồng nếp. Tôi nhớ bánh phồng nếp vì loại bánh dân dã ấy đã để lại trong tôi biết bao hình ảnh đẹp và những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào hương vị của ngày đầu xuân, mà ngày nay không dễ gì bắt gặp.

Lần đầu tôi khóc

Lần đầu tôi khóc

(CMO) Tháng 6/1967, sau khi học xong lớp cứu thương, tôi được bổ sung về Đại đội 3, Tiểu đoàn U Minh II Cà Mau. Trận chiến đấu đầu tiên vào đêm 5/12/1967, tấn công vào đồn Cây Gừa thuộc xã Tân Phong, huyện Giá Rai.

Xe hơi bon bon trên đường quê

Xe hơi bon bon  trên đường quê

(CMO) Lâu nay, mỗi lần tôi về quê, xe từ Cà Mau vào đến Thới Bình phải ghé nhà chú em ở thị trấn, rồi mượn xe gắn máy chạy về nhà ở vàm rạch Ba Chùa. Nhưng khi tôi chuẩn bị chuyến về vào tháng 11 vừa rồi, chú em điện trước cho tôi dặn cứ việc cho xe chạy thẳng tới nhà, vì đường đã nâng cấp, mở rộng. Xe hơi 4 hay 7 chỗ chạy một vèo tới nhà luôn… Tôi bất ngờ trước thông tin này nên cứ hỏi đi hỏi lại mấy lần mới yên tâm. Vậy là xe hơi đã về được đến tận nhà tôi rồi!

Nơi bình yên an trú

Nơi bình yên an trú

(CMO) Đêm qua, thấy bạn Facebook đăng bức ảnh một chiếc taxi lật ngược, dòng trạng thái chưa hết bàng hoàng: “Tưởng như phải bỏ lại tất cả phía sau. Cảm ơn mọi người đã đưa tôi ra khỏi chiếc xe. Cảm ơn đời còn cho tôi cơ hội sống”. Những hối hả như chùng lại. Nhớ câu chuyện ngày hôm qua chị kể: “Cô giáo dạy Văn thời cấp ba của chị, tháng trước còn khoẻ khoắn đáp chuyến bay ra Hà Nội thăm ba chị nằm viện, vậy mà mới tuần rồi bị tai biến nặng. Sự đời chẳng biết đâu được…”.

Cảm xúc tháng 10

Cảm xúc tháng 10

(CMO) Đó là những cảm xúc không vui. Mưa bão, lũ lụt, sạt lở, tang thương... Quá nhiều sự cố dồn dập xảy đến với đồng bào miền Trung.

Ở chợ, ở quê

Ở chợ, ở quê

(CMO) Hôm rồi về thăm má, thấy tôi cứ cầm miết cái điện thoại, má quở: “Mầy ở trển mần phóng viên, máy móc suốt ngày hổng thấy ngán hả con?”. Rồi má quay qua kể với thằng con tôi: “Ba bây hồi nhỏ 6 tuổi biết kiếm cá ăn cho nguyên cả nhà.

Món quà vô giá

Món quà vô giá

(CMO) Ngày Thắng nói: “Tui đi à. Tui không thể ở đây được nữa. Chừng nào có đủ tiền cất nhà lầu, tui mới dìa! Em chờ được thì chờ, không thì thôi nhen…”.

Theo nhịp chèo khua

Theo nhịp chèo khua

(CMO) "Hò khoan, chị em chúng mình, đưa các anh qua dòng sông lạnh lẽo…". Chiến tranh là khủng khiếp, nhưng cũng có giây phút phơi phới, lạc quan, có chút lãng mạn như lời ca từ đã cất lên.

Giản dị và nên thơ

Giản dị và nên thơ

(CMO) Có quan điểm cho rằng, nên đọc tác phẩm mới xuất bản để biết được tinh thần, suy nghĩ và cuộc sống của thế hệ hôm nay đang diễn biến như thế nào. Nhưng ngược lại, vẫn còn rất nhiều bạn đọc tìm lại tác phẩm văn chương kinh điển. Vì sao? Bởi lẽ điều quan trọng nhất không phải tác phẩm ấy, quyển sách ấy được viết khi nào hoặc xuất bản khi nào mà là thông điệp mà người viết chuyển tải đến bạn đọc. “Chó hoang Dingo hay là câu chuyện mối tình đầu” (NXB Hội Nhà văn, Lê Ngọc Mai dịch) là một tác phẩm như thế.

Đặt trúm

Đặt trúm

(CMO) Ngoại đông con, dì Hai lớn hơn mẹ 16 tuổi, mẹ kể lúc còn nhỏ dì Hai thay ngoại giữ em, nấu cơm, nuôi gà, nuôi heo. Ngoại có 2 người con trai và 5 người con gái, cậu Sáu hy sinh lúc 18 tuổi. Bên tấm bằng Tổ quốc ghi công trên bàn thờ là 2 tấm hình, cậu Sáu đội chiếc nón tai bèo, mặt non trong, kế bên là tấm hình thờ của ông ngoại cũng chết trẻ.

Tựu trường năm cũ

Tựu trường năm cũ

(CMO) Bước sang tháng 9, thời tiết đang chuyển vào thu. Đâu đó trên những con đường có chiếc lá vàng cuốn xoay theo làn gió, màu nắng thu hanh hao buông trên thảm cỏ. Không khí thật trong lành và dễ chịu. Ta chợt nhận ra, thế là những ngày hè oi bức, phượng hồng rực rỡ, náo nức tiếng ve đã đi qua. Mùa thu đã về, năm học mới lại đến. Những mầm xanh tương lai lại nôn nao với tập sách, phấn khởi đến trường để gặp lại những thầy cô, bạn bè quen thuộc của mình. Mấy ngày này đi đâu cũng thấy cha mẹ có con em đi học tất bật mua sắm quần áo, giày dép, tập sách, đồ dùng học tập cho con. Dù gia cảnh mỗi người khác nhau, nhưng ai cũng muốn lo cho con mình thật chu đáo khi bước vào năm học mới. Nơi mái trường ấy chính là nơi cho những ước mơ nhỏ hôm nay thành những tương lai cho xã hội mai sau.

  • 1
  • 2
  • 1
  • 2