ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 05:29:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo hệ thống nước uống sạch trong trường học

Báo Cà Mau Ðược đầu tư từ năm 2018, 217 hệ thống nước sạch trong trường học trên địa bàn tỉnh khi đó đã đáp ứng nhu cầu bức thiết về nước sạch của nhiều trường học, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, hiện nay, một số hệ thống đã xuống cấp, cần được sửa chữa để đảm bảo nước sạch phục vụ học sinh.

Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) cho biết, từ năm 2018-2021, Sở đã được giao đầu tư mua sắm 217 hệ thống nước uống sạch tại các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông, với tổng kinh phí ban đầu trên 95 tỷ đồng. Ưu tiên đầu tư cho những trường có đông học sinh, trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và những nơi đủ điều kiện đáp ứng phân tích nguồn nước phù hợp với hệ thống.

Theo đó, trong năm 2018, đơn vị đã đầu tư 17 hệ thống, năm 2019 đầu tư 42 hệ thống, năm 2020 có 50 hệ thống và đến năm 2021 có 108 hệ thống nước uống đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT, cho biết: “Việc đầu tư hệ thống này tại các trường học được đánh giá là rất cần thiết và thiết thực. Ðặc biệt là những trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hệ thống này đã đáp ứng yêu cầu của nhà trường, học sinh, một phần giúp giảm chi phí cho học sinh trong việc mua nước uống đóng chai, học sinh không còn mang chai nước đến trường. Ða số phụ huynh học sinh và Nhân dân địa phương hài lòng, ủng hộ cao về chủ trương, an tâm khi con em sử dụng hệ thống nước uống tinh khiết tại trường".

Hệ thống nước lọc được đầu tư chi phí cao, thiết bị hiện đại, theo đó, chi phí linh kiện, sửa chữa cũng gặp nhiều khó khăn. (Ảnh chụp tại Trường Tiểu học 2 Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời).

Tuy nhiên, qua thời gian dài sử dụng, vận hành, một số hệ thống đã xuống cấp. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD&ÐT, Phòng GD&ÐT các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát, kết hợp Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra hệ thống chất lượng nguồn nước. Qua kết quả kiểm tra, phân tích đánh giá chất lượng nguồn nước, nhìn chung đảm bảo theo quy định, song cũng ghi nhận có 37 hệ thống (tập trung ở các huyện: Năm Căn, U Minh, Trần Văn Thời, Ðầm Dơi, Cái Nước...) bị hư, cần sửa chữa và khắc phục ngay để đảm bảo nhu cầu nước sạch cho học sinh.

Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có 27 điểm trường được đầu tư hệ thống nước sạch. Qua kiểm tra, có 23 hệ thống được sử dụng ổn định, 4 hệ thống cần được sửa chữa. Ðến thời điểm này, 4 hệ thống trên đã được khắc phục và tiếp tục đưa vào sử dụng.

Trường Tiểu học 2 Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, là một trong những đơn vị gặp khó khăn về công tác sửa chữa, khắc phục hệ thống nước sạch trường học. Thầy Ngô Văn Say, Hiệu trưởng, chia sẻ: “Hệ thống nước sạch trường học được đầu tư cuối năm 2019 và đến tháng 4/2020 thì đưa vào vận hành. Việc đầu tư hệ thống này mang lại lợi ích rất lớn, cung cấp nước sạch cho toàn bộ học sinh của trường. Ðặc biệt, đối với địa bàn Sông Ðốc, đa phần điều kiện gia đình các em thuộc diện di dân, cha mẹ làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, nên rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, việc cung cấp nước sạch miễn phí tại trường tạo điều kiện rất lớn cho con em học sinh nơi đây”.

Hệ thống nước sạch tại Trường Tiểu học 2 Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời vừa được sửa chữa, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho học sinh tại trường.

Tuy nhiên, do hệ thống được đầu tư với chi phí cao, khoảng 400 triệu đồng/hệ thống, các linh kiện điện tử hiện đại, theo đó đòi hỏi chi phí bảo trì, sửa chữa cũng cao và tốn kém. “Ðặc thù vùng sông nước như Sông Ðốc, qua thời gian sử dụng thì các phần mềm, thiết bị điện tử cũng dễ hỏng, xuống cấp. Hằng năm, nhà trường cũng tốn khá nhiều kinh phí để sửa chữa. Mong muốn của nhà trường là được hỗ trợ chi phí bảo trì, bảo dưỡng hằng năm để duy trì hệ thống nước sạch”, thầy Say bày tỏ.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo rà soát về vấn đề này, phân khai kinh phí cho các địa phương về duy tu sửa chữa hệ thống nước sạch ở trường học. Ðến thời điểm này, còn 8 điểm trường cần khắc phục, chủ yếu hệ thống ở các huyện. Riêng các trường trực thuộc Sở GD&ÐT, hiện hệ thống nước sạch vận hành tốt. Tuy nhiên, còn nhiều hệ thống hiện nay chưa ký hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng.

Trường THCS Sông Ðốc bày tỏ mong muốn được hỗ trợ kinh phí để bảo trì, bảo dưỡng hệ thống nước uống sạch tại đây.

Về vấn đề khắc phục, sửa chữa hệ thống nước sạch, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị và Giám đốc Sở GD&ÐT (chủ đầu tư) phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Ðồng thời, Sở GD&ÐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị khẩn trương thực hiện sửa chữa ngay để đảm bảo phục vụ nhu cầu nước uống sạch cho học sinh; lưu ý phải thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng nước trước khi đưa vào sử dụng theo đúng quy định. Ngoài ra, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trường học tăng cường trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện định kỳ kiểm tra chất lượng nước uống và bảo dưỡng hệ thống, nhất là trong thời gian nghỉ hè, học sinh nghỉ dài; chỉ đưa vào sử dụng hệ thống nước uống khi đạt tiêu chuẩn theo quy định. 

“Giao Giám đốc Sở GD&ÐT thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống nước uống sạch của các đơn vị trường học; đảm bảo 100% hệ thống nước uống sạch đã được đầu tư phải đủ điều kiện sử dụng phục vụ thường xuyên, tuyệt đối không được để hệ thống nước uống sạch không đủ điều kiện sử dụng”, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý./.

 

Hồng Nhung - Hưng Thái

 

Chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 26-29/6/2024. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), phương án tổ chức kỳ thi năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023.

Ðổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng

Nhằm thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực học sinh... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy.

Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông đạt chuẩn quốc gia

Là một trong những điểm trường vùng sâu, vùng xa của huyện U Minh, sau hơn 20 năm thành lập, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, đến nay, Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông, xã Khánh Thuận, được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Kỹ lưỡng chọn sách giáo khoa mới

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), năm học 2024-2025 là năm ngành giáo dục sử dụng toàn bộ sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Theo đó, Bộ GD&ÐT đã phê duyệt và công bố danh mục SGK lớp 5, 9, 12 được sử dụng từ năm học 2024-2025. Ðây là cơ sở để các nhà trường lựa chọn SGK đưa vào giảng dạy. Hiện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương lựa chọn SGK đảm bảo đúng quy định.

“Trường học xanh” - Mô hình giáo dục hiệu quả

“Xây dựng mô hình “Trường học xanh” từ cổng trường, khuôn viên đến bên trong nơi làm việc, phòng học... tạo nên một tổng thể không gian làm việc thoải mái, thân thiện, trong lành, hoà cùng thiên nhiên, đảm bảo thẩm mỹ và mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất”. Ðó là một trong những chỉ đạo cụ thể về công tác xây dựng Mô hình “Trường học xanh” được Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) Phú Tân triển khai phát động trong toàn ngành từ ngày 1/5/2023. Sau 1 năm thực hiện, diện mạo cảnh quan và nhiều hiệu quả giáo dục ở các trường được lan toả tích cực.

Dạy trẻ yêu môi trường từ bậc mầm non

Ðối với trẻ mầm non, việc giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ cấp học đầu đời rất quan trọng, không chỉ để trẻ xây dựng thái độ ứng xử phù hợp với thiên nhiên, biết sống chan hoà với môi trường, mà xa hơn còn là cách để bảo vệ bầu không khí trong lành, khám phá sự tìm tòi với cảnh vật xung quanh, hướng đến giữ gìn lớp học sạch, đẹp và thân thiện.

Tổ chức học bán trú ở những trường có đủ điều kiện

Ngày 25/12/2023, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có công văn gửi Phòng GD&ÐT các huyện và TP Cà Mau về việc chấn chỉnh tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bán trú. Theo đó, Sở chỉ đạo rà soát việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bán trú ở các cơ sở giáo dục, đảm bảo Chương trình Giáo dục phổ thông 2028, Chương trình Giáo dục mầm non.

Chuyến xe tri thức về vùng xa

Nhằm xây dựng và hình thành thói quen đọc sách cho thiếu nhi, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng; nằm trong các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 21/4, vừa qua, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện Ðầm Dơi tổ chức chuyến xe thư viện lưu động về phục vụ học sinh tại Trường Tiểu học Tân Hồng, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi. Chuyến xe mang đến niềm vui không nhỏ cho học sinh nơi đây.

Thước đo chất lượng giáo dục

Song hành với đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Linh hoạt, chủ động trong phương pháp bồi dưỡng, khơi dậy tâm huyết của giáo viên và nỗ lực học tập của học sinh, thành phố đang trở thành địa phương dẫn đầu của tỉnh về giáo dục mũi nhọn.

Tươi mới, thân thiện không gian học đường

Dọc các hành lang, cầu thang và lớp học tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (TP Cà Mau) đều có những tranh vẽ sinh động với nhiều chủ đề, giúp các em vui vẻ hơn và có tinh thần học tập hơn.