ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 29-4-24 23:43:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cung An Ðịnh - Dấu ấn một vị vua triều Nguyễn

Báo Cà Mau Cung An Ðịnh toạ lạc bên bờ sông An Cựu, tiền thân là phủ An Ðịnh, là cơ ngơi riêng của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Ðảo (vua Khải Ðịnh sau này), được xây dựng năm 1902, với lối kiến trúc gỗ 3 gian truyền thống.

Mãi đến năm 1917, sau khi lên ngôi, vua Khải Ðịnh đã dùng tiền riêng của mình cho cải tạo “phủ” theo lối kiến trúc hiện đại và đổi tên thành "cung", đó là cung An Ðịnh. Công trình được xây dựng trong 2 năm thì hoàn thành. Ðến năm Khải Ðịnh thứ 5 (1920), vua bèn sắc ban cung An Ðịnh cho Hoàng trưởng, hoàng tử Vĩnh Thuỵ, tức vua Bảo Ðại sau này, làm phủ riêng.

Sau khi thoái vị vào tháng 8/1945, cựu hoàng Bảo Ðại cùng gia đình của mình đã chuyển từ hoàng cung qua sinh sống tại cung điện này một thời gian ngắn trước khi định cư ở nước ngoài. Và cung An Ðịnh được làm nơi ở của  Ðức Từ Cung (Ðoan Huy Hoàng Thái hậu, mẹ vua Bảo Ðại). Bà sinh sống tại đây cho đến sau năm 1955 thì chuyển đến ngôi nhà khác trên cùng trục đường cho đến khi tạ thế vào năm 1980. Từ đó, cung An Ðịnh bắt đầu rơi vào những biến cố thăng trầm của lịch sử.

Khi còn nguyên vẹn, cung An Ðịnh bao gồm nhiều công trình lớn nhỏ như: bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Ðài, hồ nước, chuồng thú... Tuy nhiên, trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, cung An Ðịnh chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là cửa chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường, đây cũng là 3 công trình tiêu biểu nhất của cung An Ðịnh, giữ được nét đặc trưng của một cung điện đầu thế kỷ XX.

Hiện nay, mặc dù không còn đầy đủ các công trình như trước, nhưng cung An Ðịnh vẫn thể hiện rõ nét khác biệt trong tổng thể kiến trúc, xây dựng và trang trí... so với các biệt cung khác từng xuất hiện trước đó ở Kinh đô Huế. Tổng thể cung An Ðịnh mang giá trị đặc trưng truyền thống Việt Nam, lại vừa thể hiện nét hoa lệ và bề thế của một toà lâu đài châu Âu. Ðây chính là tác phẩm kiến trúc tiêu biểu cho quá trình phát triển của mỹ thuật thời Nguyễn trên mảnh đất Thần kinh, thông qua sự giao lưu và tiếp biến có chọn lọc giữa các nền văn hoá, mỹ thuật.

Cổng chính cung An Ðịnh nhìn từ phía trong ra.

Lầu Khải Tường, ngôi lầu chính của cung An Ðịnh.

Ðình Trung Lập, nét kiến trúc độc đáo, hài hoà của cung An Ðịnh, đáp ứng yêu cầu phong thuỷ của văn hoá phương Ðông và kiến trúc phương Tây.

Tượng đồng vua Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của  triều Nguyễn.

 

Ðào Minh Tuấn thực hiện

 

Nét đẹp hoang sơ Vàm Sát - Cần Giờ

Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Vàm Sát - Cần Giờ (thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh), là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới. Nơi đây hình thành Khu Du lịch sinh thái Vàm Sát, nằm giữa 2 con sông Vàm Sát và Lòng Tàu.

Rực sắc hoa gạo Tam Sơn

Lễ hội được tổ chức vào thời điểm trung tuần tháng 3 hằng năm tại xã Tam Sơn (Anh Sơn, Nghệ An), miền quê đang đổi mới từng ngày. Nơi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên với từng cánh đồng hoa rực rỡ sắc xuân, đặc biệt những đường hoa gạo tuyệt đẹp của những cây gạo cổ thụ vào mùa hoa nở tháng 3 là điểm nhấn cho cảnh đẹp nơi đây.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, ẩn mình giữa đại ngàn Kon Chư Răng, thuộc tỉnh Gia Lai, là viên ngọc quý của thiên nhiên Tây Nguyên. Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ cùng bầu không khí trong lành nơi đây đã thu hút những tâm hồn yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá mạo hiểm.

Cung An Ðịnh - Dấu ấn một vị vua triều Nguyễn

Cung An Ðịnh toạ lạc bên bờ sông An Cựu, tiền thân là phủ An Ðịnh, là cơ ngơi riêng của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Ðảo (vua Khải Ðịnh sau này), được xây dựng năm 1902, với lối kiến trúc gỗ 3 gian truyền thống.

Trải nghiệm trekking cung đường Tà Năng - Phan Dũng

Với cảnh quan hùng vĩ, địa hình đa dạng, Tà Năng - Phan Dũng - cung đường trekking đi qua 3 tỉnh: Lâm Ðồng - Ninh Thuận - Bình Thuận đang trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ. Trào lưu chinh phục cung đường này ngày càng nở rộ, thu hút đông đảo các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước, vượt qua thử thách có độ khó cao.

Nghề làm hương cổ truyền Phja Thắp

Thôn Phja Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, được biết đến với nghề làm hương (nhang) truyền thống từ bao đời nay.

Nghề lác Quảng Xương

Tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, có khoảng 550 ha đất trồng lác để dệt chiếu, tập trung ở các xã: Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc và Quảng Văn.

“Tuyệt tình cốc” xứ Huế

Đầm Lập An, còn gọi là đầm An Cư, đầm Lăng Cô, uốn qua chân đèo Phú Gia, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bằng khung cảnh thanh bình, như tranh thuỷ mặc với một bên là dãy Bạch Mã hùng vĩ, một bên là đầm nước trong veo.

Ðịa chỉ đỏ ở Long Xuyên

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng toạ lạc tại xã Mỹ Hoà Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012.

Chiêm ngưỡng cổ vật Cung đình Huế

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ tinh hoa vương triều nhà Nguyễn. Bảo tàng ra đời năm 1923, nhiều lần thay đổi tên gọi như: Musée Khai Dinh - Bảo tàng Khải Ðịnh, Tàng Cổ Viện, Viện Bảo tàng Huế, Bảo tàng Cổ vật Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Từ năm 2007 đến nay, bảo tàng có tên gọi Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.