ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 03:48:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Xóm không đường"

Báo Cà Mau Ở phía Ðông Nam huyện Ðầm Dơi, đoạn từ sông Cả Học, Ðầm Chim ra cửa biển Giá Lồng Ðèn, thuộc ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, có một xóm chủ yếu là dân di cư từ các vùng lân cận hoặc nơi khác về mưu sinh bằng nghề làm vuông, bắt ốc, móc cua và khai thác thuỷ, hải sản ven biển.

Bà Phạm Ngọc Giàu, ấp Thuận Tạo, cho biết: "Xóm này trước kia nằm ngoài cửa biển Giá Lồng Ðèn, nhưng do tình trạng sạt lở, bà con phải di dời nơi ở vào phía trong, hình thành nên xóm dân cư hiện hữu, cách cửa biển vài trăm mét".

Cũng theo bà Giàu, xóm dân cư mới ở cửa biển Giá Lồng Ðèn hiện có gần 30 hộ sinh sống trong cảnh không lộ giao thông, không trường học, mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào đường thuỷ. Cuộc sống của người dân nơi đây rất khó khăn, hàng xóm qua lại với nhau bằng lối đi chung trên cây cầu khỉ duy nhất bắc bằng cây gỗ địa phương; con em đến trường phải đi bằng đò dọc gần chục cây số, rất tốn kém chi phí...

Tại cửa biển Giá Lồng Ðèn, khi thuỷ triều xuống, hiện ra bãi cát đẹp. Cách cửa biển gần 2 km là cánh đồng điện gió với hàng chục trụ điện sừng sững ngoài khơi..., là tiềm năng để phát triển du lịch.

Bà con nơi đây rất mong muốn có một con đường nối liền ấp Thuận Tạo, để du khách đến được với Giá Lồng Ðèn, cũng như giúp giao thương hàng hoá thuận lợi hơn, con em đến trường dễ dàng hơn.

Những hộ không có đất phải cất nhà nổi dưới lòng sông để sinh sống.

 

Phụ nữ trong xóm chủ yếu làm nghề vá lưới và đi biển.

 

Mọi sinh hoạt đi lại trong xóm phụ thuộc vào cây cầu khỉ duy nhất bằng cây gỗ địa phương.

 

Xóm cửa biển Giá Lồng Ðèn trước đây bị sóng đánh sạt lở, phá huỷ hoàn toàn. Hiện nay người dân di dời nơi ở vào sâu trong cửa biển, hình thành nên xóm dân cư mới: “xóm không đường”.

 

Người dân cửa biển Giá Lồng Ðèn sống nhờ nghề đánh bắt hải sản bằng phương tiện nhỏ.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Rạng ngời đôi mắt khoẻ, đẹp

Từ ngày 20-24/6, Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cùng đoàn y, bác sĩ là các chuyên gia đến từ Ðại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Ðồng 1, Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho 42 trẻ bị bệnh về mắt (lé 23 trẻ, sụp mí 19 trẻ), tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, hoàn toàn miễn phí. Đây là hoạt động nằm trong Dự án Tiếp cận toàn diện để cải thiện thị lực tại tỉnh Cà Mau do Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan - Eye Care Foundation (ECF) tài trợ.

Dự án Khu Ðô thị Ðông Bắc: Nhiều công trình hư hại

Khu C1, C2 thuộc Dự án Khu Ðô thị cửa ngõ Ðông Bắc (Phường 5, TP Cà Mau) do Ban Quản lý dự án công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư thực hiện hạ tầng. Ðến nay, hạ tầng về giao thông, hệ thống thoát nước, cây xanh, vỉa hè, điện đã hoàn thiện. Tuy nhiên, một số công trình bị hư hại, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng, cũng như nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp.

Báo chí với sự kiện

Cà Mau có 3 cơ quan báo chí: Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Tạp chí Văn nghệ Cà Mau và Cổng thông tin điện tử tỉnh, với hơn 260 hội viên Hội Nhà báo; cùng với hơn 70 phóng viên thường trú và cộng tác viên của 59 cơ quan báo chí, tạp chí ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn.

Gợi nhớ thời áo trắng

Phượng vĩ đồng hành cùng các thế hệ học trò đi qua những năm tháng tươi đẹp. Nhắc đến hoa phượng vĩ, có lẽ sẽ gợi nhớ cho nhiều người về những kỷ niệm đẹp thời áo trắng - thời của tình yêu học trò thơ ngây, mơ mộng, từng đùa giỡn, trò chuyện dưới gốc phượng sân trường; thời của giây phút lưu luyến, bịn rịn khi phải chia tay thầy cô, bạn bè với những quyển lưu bút trao tay, gửi bao dòng tâm sự bên những cánh phượng ép thành đôi bướm xinh xắn... Chỉ đơn giản vậy nhưng để lại những kỷ niệm thật đẹp, thật đáng nhớ của một thời cắp sách đến trường!

Áo mới Khánh An

Là cửa ngõ của huyện U Minh, trước đây Khánh An là xã thuần nông, phát triển kinh tế từ rừng và lúa, hoa màu... Từ khi có công trình trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia, Cụm công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau, Khánh An như khoác lên mình chiếc áo mới: Khu công nghiệp Khánh An hiện nay đã thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 91,84% và vẫn đang có nhu cầu thuê đất rất cao, đặc biệt là nhu cầu xây dựng nhà máy cho các doanh nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.

Khẩn trương xây nhà an cư tại Sào Lưới

Đến mùa mưa bão, người dân sinh sống ven biển Tây nói chung, Khu tái định cư Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) nói riêng, đang gấp rút xây dựng, di dời nhà ở vào điểm dân cư vàm kênh Sào Lưới.

Xuồng tam bản - Gợi nhớ một thời

Cà Mau là địa phương có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Bà con vùng sông nước thường dùng ghe, xuồng, vỏ lãi... làm phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hoá, trong đó có một loại làm bằng cây gỗ rất độc đáo: xuồng tam bản (xuồng ba lá).

Thông điệp bảo vệ môi trường từ một hội thi

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6), vừa qua, UBND, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân) phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) tổ chức Hội thi “Giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”.

Sân chơi cho trẻ nông thôn

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có hơn 221.490 trẻ. Thời gian qua, các ngành chức năng, chính quyền địa phương, nhà trường phối hợp cùng phụ huynh tạo mọi điều kiện, xây dựng môi trường sống an toàn tại gia đình, trường học, cộng đồng để trẻ em được phát triển toàn diện.

Tái sinh hữu ích nguồn rác thải

Vỏ chai nước lọc, nước ngọt, lon bia, bìa giấy... qua bàn tay các đoàn viên, thanh niên xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, trở nên hữu dụng.